Công ty điện thoại của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "hút" được gần 1.000 tỷ đồng
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt đảo chiều bứt phá vào buổi chiều khiến VN-Index hồi phục nhẹ.
Chốt phiên giao dịch 8/9, VN-Index tăng gần 2 điểm lên ngưỡng 890 điểm. HNX-Index giảm 0,5% còn 124,8 điểm. Upcom-Index cũng tăng nhẹ 0,18 điểm lên mốc 58,82 điểm.
VN-Index tăng gần 2 điểm lên ngưỡng 890 điểm.
Thanh khoản 3 sàn ở mức khá cao với tổng giá trị giao dịch đạt gần 6,8 nghìn tỷ đồng.
Toàn sàn có 363 mã tăng điểm cùng 50 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại cũng có 241 mã giảm điểm cùng 31 mã giảm sàn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có phiên đảo chiều ngoại mục khi đồng loạt tăng vào cuối phiên. CTG chốt phiên tăng 2,2% lên 25.550 đồng/cổ phiếu; VPB, TCB, EIB, TPB, HDB, MBB, BID, STB chốt phiên trong sắc xanh tăng giá. Cổ phiếu ngành ngân hàng cũng đạt khối lượng giao dịch khá cao. ACB đứng đầu bảng thanh khoản với gần 12,3 triệu cổ phiếu được trao tay.
Nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp-lương thực-thực phẩm tiếp tục bứt phá mạnh mẽ với những cái tên đáng chú ý như SSN, VNH, ICF, ANV, TAC, SEA, CTP, AGM,... LTG đáng chú ý nhất khi tăng tiếp 5,4% sau phiên tăng mạnh mẽ hôm qua.
VIC giảm 1000 đồng (tương đương 1,09%) về mốc 90.500 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên này, cổ phiếu VIC của Vingroup có phiên khá tiêu cực khi là 1 trong 2 mã cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index.
Chốt phiên VIC giảm 1000 đồng (tương đương 1,09%) về mốc 90.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch toàn phiên chỉ đạt mức khá với hơn 622 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh.
Hiện mã này đang trên đà hồi phục nhẹ với mốc tăng 0,56% giá trị chỉ qua 1 tuần và hơn 3,4% giá trị nếu tính qua mốc tháng.
Tổng số vốn VinSmart huy động được sau lần phát hành trên là 950 tỉ đồng.
Liên quan đến Vingroup, mới đây CTCP Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc Vingroup) vừa công bố kết quả phát hành 9,5 triệu trái phiếu riêng lẻ mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, chia làm 10 lô. Trái phiếu có kì hạn 36 tháng và được thanh toán lãi vào ngày cuối cùng của mỗi kì tính lãi.
Tổng số vốn VinSmart huy động được sau lần phát hành trên là 950 tỉ đồng. Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có quyền bán lại một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu, hoặc từ chối đề nghị mua trước hạn của tổ chức phát hành.
Được biết cuối tháng 7 vừa qua, công ty mẹ của VinSmart là Tập đoàn Vingroup cũng thông qua kế hoạch chào bán và niêm yết trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Trước đó tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, các cổ đông của Vingroup đã thông qua phương án phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX).
Về tình hình kinh doanh của VinSmart, doanh số nửa đầu năm 2020 tăng trưởng mạnh với tốc độ 260%. Mỗi tháng công ty bán 200.000 sản phẩm và tới tháng 5/2020, lượt khách hàng phục vụ chạm 1,2 triệu lượt kể từ khi ra mắt.
Sắc đỏ ngập tràn thị trường ngay từ phiên đầu tuần do thiếu lực đỡ từ nhóm cổ phiếu lớn.
Nguồn: [Link nguồn]