Có thêm hơn 30 tỷ đồng, nữ Chủ tịch ngân hàng Eximbank sở hữu tài sản thế nào?

Trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam quay đầu lao dốc, khối tài sản của nữ Chủ tịch Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) Lương Thị Cẩm Tú vẫn ghi nhận tăng thêm hơn 30 tỷ đồng nhờ đà tăng của cổ phiếu nắm giữ.

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch ngày 6/10 lao dốc mạnh, theo đó chỉ số VNIndex giảm 29,74 điểm (2,69%) về còn 1074,52 điểm, VN30 thậm chí còn giảm mạnh hơn với 36,02 điểm (3,22%) về còn 1.081,36 điểm. Các chỉ số chính của HNX và UPCoM cũng giảm lần lượt 2,89% và 1,65% về còn 253,13 và 82,41 điểm.

Trái ngược với diễn biến chung của thị trường, mã EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) do bà Lương Thị Cẩm Tú bất ngờ tăng mạnh 6,3% lên mức 36.950/cổ phiếu trong phiên ATC với khối lượng lên tới gần 6 triệu đơn vị được khớp.

Đà tăng mạnh của cổ phiếu EIB nhận được sự quan tâm của giới đầu tư bởi trước khi vào phiên ATC ngày 6/10, thị giá EIB còn giảm 1,3% về 34.400 đồng/cổ phiếu, thanh khoản trong suốt cả phiên của EIB cũng chỉ là 914.900 đơn vị.

Giao dịch cổ phiếu tại ngân hàng Eximbank do bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch nhận được quan tâm của giới đầu tư

Giao dịch cổ phiếu tại ngân hàng Eximbank do bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch nhận được quan tâm của giới đầu tư

Liên quan đến cổ phiếu EIB, mới đây nhóm cổ đông của CTCP Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group) đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này để giảm tỷ lệ sở hữu.

Cụ thể, ngày 30/9 vừa qua Thành Công Group đăng ký bán ra 60,54 triệu cổ phiếu EIB, chiếm 4,924% vốn điều lệ của Eximbank. Hợp tác xã Cổ phần Thành Công và CTCP Phúc Thịnh cũng đăng ký bán ra tổng cộng 57,05 triệu cổ phần EIB, tương đương 4,642% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Tổng cộng 3 pháp nhân này đăng ký chuyển nhượng hơn 117 triệu cổ phiếu EIB, các giao dịch dự kiến được thực hiện qua phương thức thoả thuận, từ ngày 7/10 – 31/10/2022.

Cùng với đó, ngày 3/10, bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc cũng đã đăng ký bán toàn bộ hơn 11 triệu cổ phiếu EIB (chiếm 0,899% vốn cổ phần ngân hàng). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/10 đến 31/10/2022 cũng theo phương thức thỏa thuận.

Những pháp nhân và cá nhân đăng ký thoái vốn khỏi EIB kể trên đều liên quan đến bà Lê Hồng Anh Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank - vợ của ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Thành Công. Trong đó, bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc là con gái của bà Lê Hồng Anh.  

Đà tăng của cổ phiếu ngân hàng Eximbank không chỉ giúp khối tài sản của nhóm cổ đông liên quan đến Thành Công Group tăng thêm hàng trăm tỷ đồng trước khi thoái vốn. Mức tăng này cũng giúp khối tài sản của Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú tăng thêm hàng chục tỷ đồng.

Theo đó, với việc đang trực tiếp nắm giữ hơn 13 triệu cổ phiếu EIB, khối tài sản của nữ Chủ tịch ngân hàng 42 tuổi ghi nhận mức tăng thêm hơn 30,3 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 6/10, khối tài sản bà Lương Thị Cẩm Tú đang trực tiếp nắm giữ có giá trị gần 510 tỷ đồng.

Sau phiên đảo chiều giảm sâu ngày 6/10, nhận định về xu hướng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 7/10, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo thị trường có thể sẽ xuất hiện những nỗ lực hồi phục trong phiên sáng nhờ lực mua có thể được thúc đẩy bởi mức đáy gần nhất của VN-Index, VNMidcap hay VNSmallcap.

Theo đó, VN-Index có thể sẽ kiểm định kháng cự MA5 hiện đang dịch chuyển xuống mức 1.090-1.095 điểm. Nếu lực mua giá cao có những biểu hiện yếu về cường độ (mức tăng điểm nhỏ, thanh khoản giảm), VN-Index có thể sẽ giảm trở lại vào cuối ngày hoặc trong phiên giao dịch sau đó. Trong kịch bản xấu nếu chỉ số đóng cửa dưới mốc 1.070 điểm, chỉ số sẽ nới rộng đà giảm, hướng về vùng 950-1.000 điểm.

Chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra quan điểm thị trường đang thăm dò lại vùng giá thấp trước khi hồi phục, VN-Index lùi về gần vùng giá thấp 1.070 điểm nhưng VN30-Index lại giảm dưới vùng giá thấp 1.090 điểm.

Mặc dù thị trường đang ở vùng hỗ trợ, nhưng với động thái cung vẫn đang chi phối nên điểm dừng hiện tại chưa được xác nhận và thị trường có thể vẫn còn đối diện với rủi ro suy yếu.

Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng quan sát diễn biến thị trường, giữ danh mục ở mức an toàn và chờ động thái hỗ trợ tiếp theo của dòng tiền.

Sau phiên giao dịch ngày 6/10, chuyên gia của CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo nến đỏ giảm điểm nhấn chìm cây nến xanh của phiên hôm trước, lấy đi toàn bộ nỗ lực phục hồi của chỉ số chung. Các chỉ báo ở khung đồ thị ngày vẫn đang cho tín hiệu rủi ro rất cao.

Nếu tình hình không được cải thiện, VN-Index hoàn toàn có thể lùi về khu vực 1.050 điểm trong ngắn hạn và xấu hơn là quanh khu vực 995 điểm.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn đứng ngoài thị trường, chờ đợi thanh khoản mua chủ động gia tăng trở lại giúp VN-Index tạo sự cân bằng để hạn chế tối đa rủi ro.

Nguồn: [Link nguồn]

Dự án 10.000 tỷ đồng của FLC tại Phú Thọ bị “khai tử” sau 9 tháng khởi công

Chỉ 9 tháng sau lễ khởi công, dự án quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao FLC Phú Thọ của Tập đoàn FLC với tổng vốn đầu tư tới 10.000 tỷ đồng chính thức bị khai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN