Cổ phiếu tăng 44% sau 3 tháng, doanh nghiệp của nữ đại gia sinh năm 1952 được Forbes vinh danh làm ăn ra sao?
So với đa số các mã cùng ngành trong nhóm bất động sản, điện thì cổ phiếu REE có hiệu suất vượt trội hơn hẳn.
Thời gian qua cổ phiếu REE của CTCP Cơ Điện lạnh âm thầm leo dốc. Trong ba tháng qua REE đã tăng 44%, từ vùng giá 50.000 đồng/cp lên gần 72.000 đồng/cp, áp sát vùng đỉnh lịch sử xác lập hồi tháng 6/2022. So với đa số các mã cùng ngành trong nhóm bất động sản, điện thì đây là hiệu suất vượt trội hơn hẳn.
Các cổ đông lớn liên tục muốn gia tăng sở hữu. Ngày 10/7 vừa qua, HĐQT REE đã chấp thuận đề nghị chào mua công khai cổ phiếu của cổ đông Platinum Victory Pte. Ltd. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của Platinum Victory Pte. Ltd tại REE sẽ tăng từ 34,85% lên 35,7%, tương đương hơn 168 triệu cổ phiếu.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (1952) - Chủ tịch HĐQT REE cũng mới gia tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty bằng việc mua thêm 2,47 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận từ ngày 10/5 đến ngày 7/6/2024. Sau giao dịch, bà Thanh sở hữu hơn 60 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 12,81%. Còn tính cả những người liên quan thì tỷ lệ sở hữu của nhóm bà Thanh là hơn 95 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 21,55%.
Cổ phiếu REE liên tục tăng thời gian qua
Về triển vọng kinh doanh, năm 2024, REE đặt mục tiêu doanh thu 10.588 tỷ đồng, tăng 24% so với mức thực hiện năm 2023; lợi nhuận sau thuế 2.409 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.
REE đặt tham vọng lớn cho mảng phát triển bất động sản trong năm nay. Công ty dự kiến đem về doanh thu 1.055 tỷ đồng (cùng kỳ không phát sinh doanh thu) và lợi nhuận sau thuế 389 tỷ đồng, gấp 15 lần năm 2023.
Cuối tháng 6 vừa qua, REE đã chính thức đưa vào vận hành khu tổ hợp văn phòng cho thuê E.town 6 tại TP HCM.
Quý 1/2024, REE ghi nhận doanh thu thuần 1.837 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh về mức 40%, so với mức 53% của quý 1/2023. Trừ đi chi phí, công ty thu về 549 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 48%.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch hôm nay, REE đã quay đầu giảm 0,56%, còn 71.100 đồng/cổ phiếu sau 4 phiên tăng liên tiếp.
Đà giảm này nằm trong xu thế chung của thị trường chứng khoán khi mà nhiều cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ.
Sau 7 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index bước vào vùng đỉnh cũ 1.290 – 1.300 điểm, áp lực bán gia tăng đã khiến thị trường điều chỉnh từ phiên 10/7.
VN-Index mở cửa hôm nay trong sắc xanh với biên độ tăng hẹp nhưng sau đó nhanh chóng quay đầu khi chưa tiếp cận lại được mốc 1.290 điểm. Không có dòng tiền đỡ, cổ phiếu trượt giảm dần trong phiên.
VN-Index tạo đáy chỉ 3 phút trước khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, giảm gần 7 điểm trước khi được kéo hồi nhẹ trở lại. Lượng cổ phiếu giảm giá vẫn áp đảo hoàn toàn.
Kết quả phiên giao dịch ngày 12/7, VN-Index VN-Index giảm 0,33 điểm, tương đương 0,03% xuống 1.283,47 điểm. HNX-Index tăng 0,84 điểm (+0,35%), lên 245,39 điểm. UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,38%), xuống 98,32 điểm.
Thị trường đi xuống phiên thứ 3 liên tiếp
Thanh khoản rơi xuống mức thấp, phá vỡ mốc 20 nghìn đồng. Tổng giá trị giao dịch chỉ còn hơn 17,4 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 140 mã tăng và 298 mã giảm, 76 mã đứng giá.
Khối ngoại đã quay lại bán ròng giá trị 762 tỷ đồng phiên hôm nay. Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VHM 304 tỷ đồng, MWG 124 đồng, MSN 80 tỷ đồng, TCB 50 đồng, FPT 48 tỷ đồng,…
GVR tiếp tục là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,95 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi của Vn-Index 0,68 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, việc thị trường thiếu đi những nhịp tăng điểm mạnh mẽ phần lớn có thể chịu ảnh hưởng đến từ diễn biến giao dịch suy yếu của các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm Ngân hàng và Bất động sản.
Dù các nhóm ngành khác có thể ghi nhận triển vọng tích cực hơn, song tác động tổng thể của những nhóm này vẫn còn hạn chế so với tỷ trọng vốn hóa thị trường lên đến 51% của Ngân hàng và Bất động sản.
Với những diễn biến từ tỷ giá, lãi suất và dòng tiền trên thị trường chứng khoán giai đoạn qua, có thể thấy rằng, nhịp tăng vượt 1.300 điểm của VN-Index trong nửa cuối tháng 7 là khả thi. Đây cũng là dấu mốc nâng đỡ tâm lý thị trường đi lên.
Cơ hội quay lại đỉnh cũ 1.290 – 1.300 điểm trong tháng 7 lại trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết, thậm chí có thể diễn ra ngay trong tuần 3 của tháng 7. Nửa cuối năm 2024, thị trường chứng khoán sẽ tiếp mạch tăng trưởng là nhận định chung của nhiều thành viên thị trường.
"Song, nhà đầu tư cũng không nên vội vàng mà đảo danh mục, tức bán đi những mã chưa tăng mạnh mà mua mã đã tăng cao", chuyên gia phân tích.
Được biết đất đai của đại gia này rộng "cò bay mỏi cánh", tiền của không biết để đâu cho hết.
Nguồn: [Link nguồn]