Cổ phiếu nhà Cường "Đô La" bất ngờ tăng trần 3 liên tiếp

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tiền tiếp tục đổ vào cổ phiếu bất động sản, trong đó cổ phiếu QCG nhà Cường đô la bất ngờ có chuỗi tăng trần 3 phiên liên tiếp,

Phiên giao dịch 27/3, trong bối cảnh thị trường đi ngang thận trọng với 525 mã tăng so với 367 mã giảm, cả 3 sàn vẫn ghi nhận 31 mã tăng trần, trong đó, sàn HoSE có 9 mã tăng kịch biên độ.

Dù các nhà đầu tư lớn và chuyên gia đánh giá lạc quan, nhưng nhà đầu tư cá nhân lại tỏ ra thận trọng trong những phiên gần đây sau phiên thanh khoản kỷ lục ngày 18/3. Đặc biệt, trong phiên hôm qua (26/3), dù thị trường hồi phục, nhưng thanh khoản lại sụt giảm mạnh so với các phiên trước đó. Sự thận trọng này tiếp tục duy trì trong phiên giao dịch sáng nay khi diễn biến thị trường không mấy sôi động, VN-Index do đó cũng chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh tham chiếu. Các nhóm ngành có sự phân hóa và các mã cũng chỉ biến động trong biên độ hẹp, ngoại trừ một vài mã đơn lẻ.

Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần 3 phiên liên tiếp

Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần 3 phiên liên tiếp

Trong đó, có thể kể đến QCG của Quốc Cường Gia Lai khi bất ngờ có chuỗi 3 phiên tăng trần liên tiếp. Kết thúc phiên, QCG đóng cửa ở mức giá trần 12.450 đồng, dư mua giá trần. Vẫn chưa rõ thông tin nào đang khiến nhà đầu tư đánh cược mạnh vào mã cổ phiếu này, đẩy giá tăng vọt trong thời gian ngắn.

Thanh khoản phiên của QCG so với thị trường không đáng kể, đạt 3,34 triệu cổ phiếu nhưng ở mức cao so với bình quân 1 tháng qua ở mã này, đạt hơn 900.000 cổ phiếu mỗi phiên.

Ngoài QCG, nhóm cổ phiếu tăng trần hôm nay có 2 mã khác tăng trần là VRC và TN1, song thanh khoản tại 2 mã này không đáng kể. Nhiều mã có diễn biến tăng tích cực là FDC tăng 6%, LEC tăng 4,8%; VPH tăng 3,4%; DIG tăng 2,5%; DXG tăng 2,3%; HDG tăng 2,1%; ITA, CCL, NVL, ITC, CKG tăng trên 1%.

Có thể thấy, cổ phiếu bất động sản trong thời gian gần đây thu hút dòng tiền nhờ diễn biến ấm lên của thị trường tại một số phân khúc. Bên cạnh đó, theo thông tin mới nhất, ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Luật Đất đai năm 2024.

Trong văn bản này, Thủ tướng thúc tiến độ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7 thay vì 1/1/2025.

Nhận định thị trường phiên tiếp theo (28/3), các công ty chứng khoán bày tỏ quan điểm thận trọng. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, VN-Index diễn biến rung lắc trong hầu hết phiên sáng trước khi dần hồi phục về phiên chiều. Chỉ số hình thành mẫu nến rút chân với hiệu ứng tích cực tập trung phần lớn ở nhóm cổ phiếu midcap và smallcap, giúp cho chỉ số tránh được một phiên điều chỉnh sâu.

Mặc dù vậy, phản ứng của phe mua không quá thuyết phục khi đi kèm lượng thanh khoản suy giảm và áp lực từ phe bán vẫn tương đối quyết liệt quanh các vùng đỉnh ngắn hạn.

NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, ưu tiên cơ cấu tỷ trọng danh mục về ngưỡng an toàn khi chỉ số hoặc cổ phiếu đang nắm giữ vượt đỉnh. 

Tương tự, Chứng khoán Asean cũng nhận định, thị trường có rủi ro tiềm ẩn. Tâm lý thị trường dần ổn định sau 3 phiên, thanh khoản phiên chiều tăng nhẹ so với phiên trước đó. Tuy vậy, Chứng khoán Asean bảo lưu rủi ro tiềm ẩn từ việc VN-Index đang tăng điểm mà thiếu đi sự tích lũy.

“Nhà đầu tư dừng mua và lưu ý đưa ra các mốc chặn lãi nếu vị thế đạt tỷ suất sinh lời >10-15%” - Chứng khoán Asean lưu ý.

Liên quan vụ Shark Thủy bị bắt, hiện dư luận và rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm liệu rằng họ có thể đòi lại số vốn đầu tư vẫn "mắc kẹt" trong hệ sinh thái của tập đoàn này không, và các em học sinh đang theo học sẽ ra sao?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN