Cổ phiếu "vua" thất thế
Kết phiên 20/12, toàn ngành nhân hàng ghi nhận 22 mã giảm, 4 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu. Đáng chú ý, có một mã giảm sàn 14,4%.
Đóng cửa phiên giao dịch 20/12, đa phần các cổ phiếu giảm điểm. Toàn sàn có 547 mã giảm, 90 mã giảm sàn; trong khi chỉ có 153 mã tăng và 30 mã tăng trần.
Chốt phiên, VN-Index giảm 15,27 điểm (-1,47%), xuống 1.023,13 điểm; HNX-Index giảm 4,71 điểm (-2,22%), xuống 207,53 điểm; UpCoM-Index giảm 1,09 điểm (-1,5%), xuống 71,03 điểm.
Hàng loạt mã ngân hàng ghi nhận mức giảm sâu trong phiên, như NVB (-6,3%), LPB (-5,3%), TCB (-5,3%), VIB (-5,1%), MBB (-4,1%), HDB (-4%), VPB (-3,6%),…
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm điểm trong phiên 20/12
Một trong những tác nhân chính kéo điểm thị trường đến từ nhóm ngân hàng khi phần lớn các mã đều đóng cửa trong sắc đỏ. Kết phiên, toàn ngành ghi nhận 22 mã giảm, 4 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu.
Trong số cổ phiếu ngành ngân hàng, cổ phiếu KLB giảm sàn 14,4% xuống mức 12.500 đồng/cp với thanh khoản tăng vọt, đạt hơn 230.000 đơn vị, gấp gần 8 lần khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất. Trước đó, phiên 19/12, KLB cũng biến động mạnh khi đảo chiều tăng 7,9% chỉ trong những phút giao dịch cuối phiên.
Ngoài ra, Ở chiều ngược lại, EIB là mã có diễn biến tích cực nhất nhóm ngân hàng khi tăng 2,2% lên mức 28.500 đồng/cp. Cổ phiếu này liên tục dẫn đầu ngành về mức tăng giá trong 2 tuần gần đây sau nhịp giảm sâu hồi trung tuần tháng 11.
Cùng với EIB, ba mã ngân hàng khác cũng đóng cửa trong sắc xanh là CTG (+1,6%), OCB (+0,3%), STB (+0,2%). Trong khi SSB giữ được giá tham chiếu.
Xét về thanh khoản, nhóm ngân hàng vẫn là tâm điểm hút tiền của thị trường. Trong đó, SHB dẫn đầu toàn ngành với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt gần 31 triệu cổ phiếu, giá trị gần 329 tỷ đồng. Đứng kế sau lần lượt là STB (28,9 triệu cổ phiếu, giá trị 629 tỷ), VPB (25,6 triệu cổ phiếu, giá trị gần 446 tỷ đồng), MBB (18,2 triệu cổ phiếu, giá trị 323 tỷ đồng),…
Trước diễn biến của thị trường, các công ty chứng khoán duy trì quan điểm tương đối thận trọng, một số khác lưu ý nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng đợt điều chỉnh đang diễn ra để tham gia vào thị trường.
Theo Chứng khoán BSC, VN-Index đã rơi khỏi vùng 1.030 – 1.060 điểm, tuy nhiên diễn biến cho thấy lực bắt đáy đang xuất hiện ở quanh ngưỡng 1.010. Trong những phiên tới, BSC cho rằng thị trường có thể sẽ có những phiên giằng co trong vùng 1.010 – 1.030 điểm, nếu tiêu cực hơn VN-Index có thể lùi xuống tiếp và bật lên tại vùng 1.000 điểm.
Ở góc nhìn thận trọng, Chứng khoán VCBS cho rằng, trong kịch bản xấu hơn, nếu đà bán tiếp tục gia tăng, VCBS cho rằng VN-Index sẽ giảm xuống vùng điểm 980 – 1.000 điểm – đây cũng sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường trong ngắn hạn.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động đứng ngoài quan sát thị trường nâng cao tỉ trọng tiền mặt, đợi chờ những tín hiệu bật nảy rõ ràng hơn của chỉ số chính tại các ngưỡng hỗ trợ.
Thời điểm này, SHS cho rằng nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng đợt điều chỉnh đang diễn ra để tham gia vào thị trường. Còn đối với nhà đầu tư trung, dài hạn đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, mục tiêu giải ngân nên hướng tới nắm giữ trung hạn và lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng cơ bản và đà tăng trưởng tốt bị bán quá đà, các dòng cổ phiếu có tính chất dẫn dắt thị trường và các cổ phiếu có xu hướng vận động tích cực đang hình thành kênh uptrend mới.
Giá bất động sản hiện nay đã tăng mạnh trở lại, thời điểm này đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc tăng đến 100%.
Nguồn: [Link nguồn]