Cổ phiếu đắt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam còn bao nhiêu sau 4 phiên giảm liên tiếp?

Sau 4 phiên đi xuống, cổ phiếu này đã mất tới 445.000 đồng mỗi cổ.

Vn-index mở cửa tăng 3 điểm, giao dịch khá tích cực. Khu vực 1.080 - 1.100 điểm vẫn là vùng cản mạnh của chỉ số chính. VN-Index theo đó cũng chỉ còn xanh nhẹ trên ngưỡng tham chiếu. 

Sắc đỏ bao trùm thị trường vào cuối phiên sáng, nhóm ngân hàng chịu áp lực bán tăng mạnh khiến các mã vốn hóa lớn như BID, VPB, CTG, MBB, TCB,... đều giảm điểm.

Thị trường duy trì biến động giằng co trong phiên chiều, chỉ số trồi sụt quanh ngưỡng tham chiếu.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index giảm 4,46 điểm (0,41%) còn 1.082,23 điểm, HNX-Index giảm 1,75 điểm (0,81%) xuống 214,08 điểm, UPCoM-Index giảm 0,65 điểm (0,82%) còn 78,18 điểm..

Sắc đỏ lại lấn át trên bảng giao dịch điện tử

Sắc đỏ lại lấn át trên bảng giao dịch điện tử

Thanh khoản giữ vững phong độ so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 13,6 nghìn tỷ đồng.

VCB là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên đà tăng của Vn-index khi mang về 0,47 điểm. Ở chiều ngược lại, BID lấy đi của chỉ số chính 1,17 điểm.

Cổ phiếu nhóm ngành bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng đồng loạt lao dốc trong phiên hôm nay với mức giảm lần lượt là 0,93%, 1,26% và 0,8%.

VNZ của kì lân công nghệ VNG ghi nhận 4 phiên giảm liên tiếp trong đó có hai phiên giảm sàn. Cổ phiếu này đánh mất 12,75% trong phiên hôm nay, chỉ còn 913.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, sau 4 phiên đi xuống, cổ phiếu này đã mất tới 445.000 đồng mỗi cổ.

Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNG

Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNG

Từ đầu tháng 2/2022, VNZ trở thành tâm điểm của thị trường với chuỗi 11 phiên tăng trần. Không những phá vỡ kỷ lục thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán được giữ bởi BMC từ năm 2007, VNZ còn là cổ phiếu đầu tiên trong một phiên tăng trên 130.000 đồng/cp. Con số cao hơn thị giá của hầu hết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Đặc biệt, VNZ đã trở thành cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam chạm đến mức thị giá hơn 1,3 triệu đồng/cổ phiếu. Vốn hóa của VNG có thời điểm đạt gần 39.0000 tỷ đồng.

Chuỗi tăng của cổ phiếu VNZ diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của công ty không mấy tươi sáng.

Trong quý IV/2022, Công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021 lên 2.036,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 547,4 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.800,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, lỗ sau thuế 1.315,4 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 71 tỷ đồng. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty này.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơ ngơi tiền tỷ của Quang Linh Vlog giữa nắng gió châu Phi, lớn thế nào?

Anh chàng người Nghệ An đã chi số tiền lớn để sở hữu trong tay khối tài sản này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN