Cổ phiếu của doanh nghiệp nổi tiếng với thương hiệu mì ăn liền tăng 34% trong một tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu của DN ngành hàng tiêu dùng đã tăng 34%. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu này tăng 120%.

Chốt phiên giao dịch ngày 31/5 tại giá 196.000 đồng, cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) xác lập giá trị vốn hóa thị trường 140.631 tỷ đồng – vượt qua CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (136.683 tỷ đồng) để trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán Việt.

Tăng 120% từ đầu năm, vốn hoá Masan Consumer vượt qua Vinamilk, trở thành công ty lớn nhất ngành thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán.

Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng 34%

Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng 34%

Với 196.000 đồng/cp là mức giá cao nhất từ trước đến nay của MCH và ngoài đà tăng không nghỉ thì "ngôi vương" đến được cũng là nhờ cổ phiếu VNM biến động theo chiều đi xuống trong 3 tháng qua.

Vốn hóa Masan Consumer cũng đang cao hơn 22% so với tập đoàn mẹ (gián tiếp) là CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Con số này cũng giúp Masan Consumer vào danh sách 20 doanh nghiệp có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán. Vốn hóa MCH hiện nằm trong top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam.

Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng trong năm 2024 được hỗ trợ bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng, cùng với việc Chính phủ thông qua chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).

Đặc biệt, năm 2024, Masan Consumer dự kiến doanh thu thuần đạt từ 32.500 - 36.000 tỉ đồng. Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỉ đô, thực hiện chiến lược "Go Global" với mục tiêu đạt 10 - 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt ra thế giới và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc tháng 5, VN-Index phục hồi tăng điểm tốt, song trong ngắn hạn với 3 phiên giảm điểm liên tiếp vừa qua, các công ty chứng khoán cho rằng, khả năng cao VN-Index chưa thể bứt phá mạnh trong tuần đầu của tháng 6.

CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định, thị trường hiện tại vẫn duy trì được biên độ sideway, tuy nhiên thanh khoản cùng dòng tiền đang chưa thực sự vận động nhất quán nên xác suất điều chỉnh rung lắc bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra.

“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ tư duy phòng thủ, có phương án hành động kịp thời nếu rung lắc bất chợt diễn ra.

Đồng thời, canh những nhịp hồi phục để chốt lời những mã đã đạt mục tiêu, hạn chế giải ngân ở thời điểm hiện tại và kiên nhẫn chờ những tín hiệu xác nhận rõ ràng hơn của thị trường” – VCBS lưu ý.

CTCK Asean cũng cho rằng, tâm lý giao dịch của nhà đầu tư dần cân bằng hơn và thị trường đang dần thu hẹp biên độ dao động nhằm củng cổ nền tảng 1.250 điểm.

Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi, VN-Index sẽ tiếp tục dao động đi ngang và dòng tiền được kỳ vọng phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành.

Do đó, chúng tôi cho rằng việc chọn lựa cổ phiếu giai đoạn này sẽ trở nên quan trọng và nhà đầu tư có thể tận dụng biên dao động 1.250-1.280 điểm để trading.

Trái ngược với đà lao dốc của giá vàng trong những ngày cuối tháng 5, lãi suất tiết kiệm lại được các ngân hàng liên tục điều chỉnh tăng trở lại, thậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN