Cổ phiếu của "đại gia nuôi heo" tăng gần 95% từ đáy, lãnh đạo có động thái lạ
Cổ phiếu DBC đã tăng 94,5% từ 15.530 đồng lên 30.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/7
Từ ngày 18/7 đến ngày 16/8, ông Nguyễn Hoàng Nguyên, thành viên HĐQT Dabaco Việt Nam đăng ký bán toàn bộ 150.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,06% về 0% vốn điều lệ.
Ngày 16/7, Dabaco Việt Nam sẽ chốt danh sách cổ đông chào bán cổ phiếu với tỷ lệ 3:1, tương ứng chào bán 80,67 triệu cổ phiếu giá 15.000 đồng/cổ phiếu, huy động 1.210 tỷ đồng, thời gian nộp tiền từ ngày 24/7 đến ngày 15/8.
Tổng số tiền dự kiến thu được là hơn 1.210 tỷ đồng, Công ty sẽ dùng để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco.
Dabaco có lãi trở lại
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2024, Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 3.252,59 tỷ đồng, tăng 40,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 72,61 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 320,7 tỷ đồng, tức tăng thêm 393,31 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu năm 2024, Dabaco Việt Nam đã hoàn thành 9,9% so với kế hoạch lãi 729,8 tỷ đồng trong năm 2024.
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch hôm nay 16/7, cổ phiếu DBC quay đầu giảm 0,66%, chỉ còn 30.000 đồng/cổ phiếu.
Mặc dù giảm phiên hôm nay nhưng cổ phiếu này vẫn trên đà hồi phục mạnh. Từ ngày 31/10/2023 đến ngày 16/7/2024, cổ phiếu DBC đã tăng gần 95% từ 15.530 đồng lên 30.000 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên hôm nay, thị trường chứng khoán có phiên hồi phục nhẹ. Vn-Index tăng điểm trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Nhóm ngân hàng chủ đạo vẫn là sắc xanh, nổi bật là BID, MBB, VCB, CTG, VPB, HDB đóng góp tổng hơn 3,2 điểm. MBB phiên này là mã tăng tốt nhất và thanh khoản dẫn đầu toàn sàn. Theo đó, MBB tăng 2,2% lên 23.550 đồng, khớp lệnh hơn 24,7 triệu đơn vị.
Nhóm bất động sản gặp áp lực bán, toàn ngành giảm 0,54%. Trong đó, cổ phiếu NVL bất ngờ bị bán mạnh, giảm 4,55% về 12.600 đồng/cp kèm thanh khoản 22,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 289 tỷ đồng. Tiếp đến là DXG giảm 2,45%, PDR giảm 3,24%...
Kết quả phiên giao dịch ngày 65/7, VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,11%), lên 1.281,18 điểm. HNX-Index tăng 0,07 điểm (+0,03%), lên 244,91 điểm. UpCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,34%), lên 98,26 điểm.
Thị trường có sự phân hóa
Thanh khoản tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Tổng giá trị giao dịch chỉ còn hơn 18,9 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 211 mã tăng và 215 mã giảm, 89 mã đứng giá.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 3 với giá trị 235 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.477 tỷ đồng và bán ra 1.713 tỷ đồng.
BID tiếp tục là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,84 điểm. Ở chiều ngược lại, HVN lấy đi của Vn-Index 1,17 điểm.
Với thị trường hiện tại, các chuyên gia cho rằng tâm lý giao dịch thận trọng, giằng co khi phái sinh nằm giữa EMA20 ở 1.305 điểm và EMA50 ở 1.290 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị mua (long) vùng 1.290 – 1.295 điểm, cắt lỗ dưới 1.285 điểm; bán (short) tại vùng 1.305 – 1.310 điểm, cắt lỗ trên 1.315 điểm.
Mặc dù diện tích không lớn nhưng quốc gia này lại có nhiều múi giờ nhất thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]