Cổ phiếu bất động sản la liệt nằm sàn sau vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc

Thị trường chứng khoán lại vừa có phiên xanh vỏ đỏ lòng khi VN-Index tăng điểm nhưng phần lớn các mã lại giảm điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch 12/1, VN-Index tăng 18,12 điểm (1,22%) lên 1.510,51 điểm, HNX-Index giảm 7,97 điểm (1,65%) còn 473,64 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,31%) xuống 114,19 điểm.

VN-Index tăng 18,12 điểm (1,22%) lên 1.510,51 điểm.

VN-Index tăng 18,12 điểm (1,22%) lên 1.510,51 điểm.

Thanh khoản ghi nhận cải thiện với giá trị giao dịch đạt hơn 42.900 tỷ đồng.

VN-Index đã lấy lại được sắc xanh nhờ lực kéo mạnh cuối phiên của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Trong rổ VN30 có tới ba mã tăng trần là BID, TPB và STB. Sắc xanh còn lan tỏa tại nhiều cổ phiếu khác như HDB (+5,6%), VRE (+5,3%), SSI (+5%), MBB (+4,7%), GAS (+4,5%),...

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu dầu khí cũng có phiên giao dịch khởi sắc sau giai đoạn điều chỉnh trước đó.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu bất động sản bị bán mạnh nhất khi hàng loạt mã nằm sàn với lượng dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu tại các mã CII, HAR, LDG, QCG, PVL, DIG, PTL, DXG, HQC…sau thông tin về Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc.

Trong nhóm cổ phiếu có dự án tại khu vực Thủ Thiêm, CII, NBB giảm hết biên độ, trong khi DXG thu hẹp đà giảm đáng kể, đóng cửa chỉ mất 1,8%, còn PDR giảm 2,8%. Lượng dư bán sàn CII “khủng” nhất nhóm bất động sản – gần 20 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, sau sự việc cổ phiếu FLC, hàng chục triệu cổ phiếu FLC, ROS, KLF, HAI, AMD đang tranh nhau bán sàn nhưng vẫn chưa khớp lệnh.

Trong khi cổ phiếu bất động sản trắng bên mua thì cổ phiếu ngân hàng lại bất ngờ quay lại chống đỡ danh mục cho nhiều nhà đầu tư. Chốt phiên giao dịch, BID, TPB, STB đồng loạt tím lịm. HDB, SHB, MSB, VIB, SSB tăng trên 5%.  Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng bứt phá tăng rất mạnh.

Chưa có căn cứ để tăng thuế lĩnh vực chứng khoán.

Chưa có căn cứ để tăng thuế lĩnh vực chứng khoán.

Liên quan đến thị trường chứng khoán, mới đây có nhiều ý kiến cho rằng nên tăng thuế đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khoá XV, chiều muộn ngày 11/1, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, các vị đại biểu và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu rất kỹ đề xuất tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán và bất động sản, Chính phủ giải trình chưa tăng cũng có căn cứ, nên Quốc hội không quyết định ngay mà giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu.

Theo ông Toàn, chính sách thuế cần nghiên cứu thận trọng nhất là chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Vì vậy, việc giao Chính phủ nghiên cứu là bước thận trọng cần thiết của Quốc hội, nếu xem xét nếu tác động không thuận thì không quyết ngay, khi nào đủ điều kiện thì quyết.

"Những chính sách quan trọng như tăng thuế với giao dịch chứng khoán hay bất động sản thì rất cần lắng nghe từ cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, đối tượng chịu sự tác động. Nếu chỉ lắng nghe một phía thì chưa toàn diện, nhất là thị trường chứng khoán có số lượng các nhà đầu tư lớn, chừng nào chưa có đánh giá tác động rõ ràng thì chưa xem xét, điều đó thể hiện sự thận trọng cần thiết của Quốc hội", ông Toàn nói.

Hủy giao dịch 74,8 triệu cổ phiếu FLC ”bán chui”: Những nhà đầu tư nào được nhận lại tiền?

Các tài khoản đứng tên ông Trịnh Văn Quyết đã bị phong toả và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng huỷ bỏ giao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN