Chóng mặt với sự "lật kèo" của thị trường chứng khoán
Mở đầu đầy khí thế nhưng chỉ nửa phiên sáng, Vn-index quay đầu giảm như chưa có chuyện phục hồi khi mở cửa.
Vn-Index mở cửa phục hồi mạnh mẽ sau phiên giảm sốc hôm qua. VIB, CTG, MWG, PLX,.. lần lượt xanh mướt kéo chỉ số đi lên.
Đà tăng khi mở cửa của chứng khoán Việt Nam cũng một phần nhờ lực cộng hưởng từ thị trường thế giới. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vọt lên 765 điểm, tương đương 2,66%, và kết phiên ở gần 29.491 điểm. Chỉ số S&P 500 đi lên 2,59% và dừng ở 3.678 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,27% và kết phiên ở 10.815 điểm.
Đây là phiên tăng mạnh nhất của Dow Jones kể từ ngày 24/6 và của S&P 500 tính từ ngày 27/7.
Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế chủ đạo
Tuy nhiên, Vn-Index không duy trì được đà tăng lâu. Lực cầu suy yếu đã khiến chỉ số chính thu hẹp đà tăng và lao dốc trở lại. Loạt cổ phiếu ngân hàng chuyển đỏ kéo tụt đà tăng của thị trường. Đến 10h40, VCB lấy đi của Vn-Index 0,95 điểm, BID 0,69 điểm,...chỉ số chính mất hơn 7 điểm.
Gần cuối phiên sáng, đà giảm chững lại.
Tạm dừng phiên sáng ngày 4/10, VN-Index giảm 1,46 điểm (0,13%), còn 1.084,98 điểm, HNX-Index giảm 0,22 điểm (0,09%) còn 237,94 điểm, UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (0,2%) đạt 82,6 điểm.
Sang phiên chiều, thị trường tiếp tục tăng giảm liên tục và chốt phiên, Vn-index để mất 8,30 điểm, còn 1.078 điểm. HNX-index giảm2,55 điểm, xuống 235,61 điểm. Upcom Index giảm 0,39 điểm còn 82,38 điểm.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, chỉ đạt 13,5 nghìn tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán biến động chóng mặt
Trước sự biến động liên tục của thị trường, nhiều công ty chứng khoán đã liên tục hạ dự báo nhưng vẫn không đua kịp.
Trong báo cáo mới đây của mình, công ty chứng khoán ACB (ACBS) đã đưa ra ba kịch bản cho thị trường từ nay tới cuối năm.
Trong kịch bản cơ sở, VN-Index sẽ giao dịch ở mức 13,7 lần vào cuối năm (thấp hơn khoảng 1 độ lệch chuẩn so với mức trung bình 3 năm), dẫn đến VN-Index sẽ khoảng 1.400 điểm vào cuối năm 2022.
Kịch bản lạc quan, kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng và nhóm phân tích giả định rằng bội số thu nhập sẽ trở lại mức 15,x, dẫn đến VN-Index đạt mức 1.500 - 1.600 điểm.
Cuối cùng, trong kịch bản bi quan, lợi nhuận giảm so với kỳ vọng và định giá thị trường giảm do sự thờ ơ cũng như thận trọng quan sát của các nhà đầu tư mới vào thị trường. Trong kịch bản này, chúng ta có thể thấy VN-Index sẽ gặp khó khăn để tăng điểm vào cuối năm và kết thúc giao dịch ở mức 12,5 lần lợi nhuận để đóng quanh mức 1.200 điểm.
Trái ngược với đà lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch ngày 3/10, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn ghi nhận tăng thêm hơn 1.000 tỷ...
Nguồn: [Link nguồn]