Chi hơn 80.000 tỷ đồng trả cổ tức, doanh nghiệp của nữ đại gia Mai Kiều Liên làm ăn ra sao?

Theo công bố từ doanh nghiệp tại đại hội, từ năm 2006 đến nay, công ty đã chi hơn 80.200 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.

VN-Index sớm rung lắc, đảo chiều liên tục quanh tham chiếu trong biên độ hẹp. Dòng tiền đầu tư đang quay về tìm kiếm cơ hội ngắn hạn ở các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Cổ phiếu chứng khoán đa số điều chỉnh sau phiên tăng mạnh trước đó. Nhiều mã ghi nhận mức giảm trên 1% như VCI, HCM, BSI, ORS, AGR; VDS... VNM, MSN, SAB đều tăng trên 1%, trở thành những trụ cột chống đỡ thị trường. Ở nhóm ngân hàng, loạt mã giảm trên 1% như TCB, VIB, LPB, OCB, MSB, MBB. Chỉ có EIB tăng 1,7%.

Nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là những mã đầu cơ hoạt động mạnh với những cái tên nhận lực cầu tốt như HID và QCG khi đều tăng kịch trần lên 3.070 đồng và 15.900 đồng, khớp lần lượt 1,28 triệu và 0,95 triệu đơn vị.

Kết quả phiên giao dịch ngày 25/4, Vn-Index giảm 0,64 điểm (0,05%) còn 1.204,97 điểm. HNX-Index giảm 0,3 điểm, tương đương 0,13%, còn 227,57điểm. UPCoM Index giảm 004%, tương đương 0,04 điểm, còn 88,33 điểm.

Mặc dù thị trường giảm nhẹ nhưng sắc đỏ bao phủ

Mặc dù thị trường giảm nhẹ nhưng sắc đỏ bao phủ

Nhà đầu tư gần như đứng ngoài quan sát thị trường, thanh khoản tụt xuống mức thấp. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15,8 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 166 mã tăng và 293 mã giảm.

FPT là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,98 điểm. Ở chiều ngược lại, TCB lấy đi của Vn-Index 0,71 điểm.

Phiên này, VNM của CTCP Sữa Việt Nam cũng nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến đà tăng của chỉ số chính. Cổ phiếu này tăng 1,09%, lên 64.700 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này.

Chiều nay, CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Năm 2023, Vinamilk ghi nhận doanh thu tăng nhẹ so với năm 2022, lên mức 60.479 tỷ đồng, hoàn thành hơn 95% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.019 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và vượt 5% mục tiêu đề ra.

Với kết quả trên, HĐQT Vinamilk đề xuất chia cổ tức đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ 9,5% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 950 đồng). Ngày chốt danh sách đăng ký cuối cùng và ngày thanh toán sẽ giao HĐQT quyết định nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày 25/4. Với 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ phải chi thêm 1.985 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này.

VNM của đại gia Mai Kiều Liên chi tiền khủng trả cổ tức

VNM của đại gia Mai Kiều Liên chi tiền khủng trả cổ tức

Trước đó, Vinamilk đã chi 6.061 tỷ đồng tạm ứng 3 đợt cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tổng tỷ lệ 29%. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức cho năm 2023 sẽ là 38,5%, với số tiền chi hơn 8.000 tỷ đồng, tương đương 91% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của công ty.

Theo công bố từ doanh nghiệp tại đại hội, từ năm 2006 đến nay, công ty đã chi hơn 80.200 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.

Năm nay, Vinamilk lên kế hoạch tổng doanh thu 63.163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 9.376 tỷ đồng; tăng lần lượt 4,4% và 4% so với thực hiện năm 2023. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu cao kỷ lục của doanh nghiệp đầu ngành sữa, vượt qua kỷ lục 61.012 tỷ đồng được thiết lập vào năm 2021.

Trên các du thuyền này có nội thất và tiện nghi cao cấp, hiện đại bậc nhất hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KÌ LÂN ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN