Chi hàng chục tỷ đồng mua cổ phiếu, một cá nhân trở thành cổ đông lớn của DN sản xuất xe ô tô điện rẻ nhất Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu TMT đã giảm từ mức giá 15.700 đồng/cổ phiếu xuống 12.200 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm gần 22%.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index rung lắc quanh tham chiếu. Sau nửa đầu phiên giằng co nhẹ quanh tham chiếu, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index lùi hẳn về dưới sắc đỏ. Áp lực bán bao trùm các nhóm ngành, điển hình như ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ, bất động sản, thép, …
Thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái nhàm chán, khi nhà đầu tư phần lớn đã chọn đứng ngoài, giao dịch trầm lắng và buồn tẻ. VPB và POW phiên này là hai cái tên thanh khoản cao nhất thị trường, với lần lượt 25 triệu và 15 triệu đơn vị.
Nhóm thép với TVN, VGS, TLH, NKG giảm từ 1 – 3,3%. HSG, HPG lần lượt giảm 0,8% và 0,2% xuống 24.850 đồng/cp và 28.850 đồng/cp.
Cổ phiếu ngành cảng biển có sự phân hóa khi SGP, VOS cùng giảm 3,4%, HAH giảm 1,3%, GMD giảm 0,7%, CDN giảm 0,6%,… Chiều ngược lại, PHP và VGP tăng 1% khi đóng cửa.
Kết quả phiên giao dịch ngày 27/6, Vn-Index giảm 2,15 điểm (tương đương 0,17%) còn 1.259,09 điểm. HNX-Index tăng 0,39 điểm (0,16%) đạt 240,07 điểm. UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,07%) lên 98,9 điểm.
Thị trường quay đầu giảm
Thanh khoản giảm mạnh, xuống mức thấp. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17,5 nghìn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5 vừa qua. Sàn HOSE có 175 mã tăng và 214 mã giảm và 93 mã đứng giá tham chiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên HoSE đạt 1.143 tỷ đồng. Nếu bao gồm cả HNX và UpCOM, tổng giá trị bán ròng lên tới gần 1.179 tỷ đồng.
FPT là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,36 điểm. Ở chiều ngược lại, BID lấy đi của Vn-Index 0,56 điểm.
Phiên này, TMT của CTCP Ô tô TMT giảm 0,41% xuống còn 12.200 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ tư liên tiếp của cổ phiếu này. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu TMT đã giảm từ mức giá 15.700 đồng/cổ phiếu xuống 12.200 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm gần 22%.
Liên quan đến TMT, CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) vừa thông báo về ngày trở thành cổ đông lớn của bà Bùi Thị Hồng Nhung. Theo đó, trước khi thực hiện giao dịch mua cổ phiếu, bà Nhung nắm giữ 1,1 triệu cổ phiếu TMT, chiếm tỉ lệ 2,98% cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Ngày 24/6/2024, bà Nhung đã mua 1 triệu cổ phiếu, tăng số lượng cổ phiếu sở hữu lên 2,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỉ lệ 5,69%. Ngày 25/6, bà Nhung tiếp tục mua vào 670.000 cổ phiếu, tăng sở hữu lên 2,77 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 7,51% cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Xe ô tô điện rẻ nhất Việt Nam của TMT Motors
Tính theo thị giá đóng cửa 2 phiên là 12.600 đồng/cổ phiếu (24/6) và 12.350 đồng/cổ phiếu (25/6), ước tính bà Nhung đã phải chi khoảng 22 tỷ đồng để mua cổ phiếu TMT.
Cùng ngày, TMT Motors cũng ra báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Lê Tiến Phan. Theo đó, trong 2 ngày 24/6 và 25/6, ông Phan đã bán ra 1,67 triệu cổ phiếu TMT, đúng bằng lượng cổ phiếu mà bà Nhung mua lại trong 2 ngày này.
Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam hồi tháng 6/2023, ô tô điện Wuling Mini EV của TMT Motors đã gây sự chú ý lớn đến người tiêu dùng trong nước bởi giá bán khởi điểm rẻ nhất thị trường chỉ hơn 200 triệu đồng, thấp hơn cả xe hạng A như Hyundai Grand i10 hay Kia Morning cùng với kiểu dáng thiết kế có thể xem là "độc, lạ".
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.