Cậu bé 12 tuổi lãi 43% từ “đánh chứng” và mơ ước trở thành Warren Buffett thứ hai

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khởi đầu ngày mới bằng việc theo dõi các tin tức về doanh nghiệp đã trở thành thói quen của cậu bé Kwon Joon (12 tuổi) tại Hàn Quốc. Cậu bé đang nuôi mộng trở thành Warren Buffett thứ hai sau khi đạt tỷ suất sinh lợi 43% từ đầu tư chứng khoán trong năm 2020.

Kwon Joon (12 tuổi)

Kwon Joon (12 tuổi)

Cậu bé Kwon đã nhờ mẹ mở một tài khoản giao dịch vào tháng 4/2020 và bỏ 25 triệu Won (22.400 USD) tiền tiết kiệm vào tài khoản. Đó cũng là thời điểm chỉ số Kospi – chỉ số chứng khoán chuẩn tại Hàn Quốc – bắt đầu phục hồi từ cú giảm mạnh nhất trong một thập kỷ.

“Cháu nói chuyện rất nghiêm túc với ba mẹ về chuyện này, vì cháu tin vào lời một chuyên gia trên tivi, ông ấy nói rằng đây là cơ hội chỉ có 1 lần trong 1 thập kỷ”, Kwon nói. Cậu bé đã cưỡi trên đà tăng của thị trường chứng khoán Hàn Quốc, vốn nằm trong nhóm quốc gia tăng mạnh nhất trong năm 2020.

“Hình mẫu của cháu là Warren Buffett”, cậu bé 12 tuổi cho biết. “Thay vì giao dịch trong phiên và tập trung vào ngắn hạn, cháu muốn giữ khoản đầu tư trong 10-20 năm với góc nhìn dài hạn, hy vọng sẽ tối đa hóa khoản lợi nhuận của bản thân”.

Cũng như thần tượng của mình, cậu bé Kwon theo đuổi trường phái đầu tư giá trị ở nhóm cổ phiếu blue-chip với lượng vốn góp nhặt từ quà tặng, giao dịch xe đồ chơi và vận hành máy bán hàng tự động. Những nhà đầu tư mới như thế này đã góp phần châm ngòi cho đà tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán giữa đại dịch Covid-19.

Ngày càng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ là thanh thiếu niên hoặc thậm chí là nhỏ tuổi hơn, chiếm hơn 66% tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán xứ sở kim chi, cao hơn nhiều so với mức gần 50% của năm 2019.

Xu hướng này đang nở rộ khi thị trường cổ phiếu thu hút các bậc cha mẹ - vốn cảm thấy thất vọng với hệ thống giáo dục hiện tại - và những người thuộc thế hệ Millenials (sinh ra trong năm 1981-996) đang làm việc tại nhà.

“Trong kỷ nguyên hiện tại, tôi tự hỏi liệu tấm bằng cử nhân có còn quan trọng hay không”, Lee Eun-joo, mẹ của Kwon, cho biết. Bà là người đã thổi bùng đam mê cho cậu bé bằng cách hướng Kwon qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh hơn là đi học thêm – vốn từ lâu đã được xem là chìa khóa để dẫn trước tại trường học.

“Vì chúng tôi đang sống trong một thế giới rất khác tại thời điểm này, tôi nghĩ sẽ tốt hơn khi trở thành một người chỉ giỏi 1 lĩnh vực”, bà nói thêm. Mẹ của Kwon sợ rằng thậm chí việc cắp sách tới trường và học tập thật tốt cũng chẳng thể giúp cậu chống chọi giữa lúc cơ hội việc làm ngày càng giảm.

Khoảng 70% trong số 214.800 tài khoản môi giới chứng khoán tại Kiwoom Securities là tài khoản cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và chỉ mới được lập trong tháng 1/2020 hoặc sau đó, dữ liệu của Kiwoom Securities cho thấy. Được biết, Kiwoom Securities là công ty môi giới chứng khoán thân thiện nhất với các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Hàn Quốc với thị phần hơn 20%.

Giữa lúc rảnh rỗi khi trường học đóng cửa vì đại dịch, Kwon đã lập ra danh sách những cổ phiếu muốn mua và ngay khi thị trường điều chỉnh, cậu bé đã mua vào.

Những cổ phiếu này bao gồm nhà vận hành ứng dụng nhắn tin lớn nhất của Hàn Quốc Kakao cho tới nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics và Hyundai Motor.

Thành công của Kwon cũng phản ánh những thách thức về việc làm đối với giới trẻ Hàn Quốc. Tính tới tháng 1/2021, cứ 4 người thì 1 người không có việc làm, mặc dù Xứ sở kim chi nằm trong nhóm quốc gia có mức độ giáo dục cao nhất trong các quốc gia phát triển thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, 75% thanh thiếu niên đi học đại học, cao hơn so với mức 44.5% của nhóm OECD, nhưng việc tìm được công việc mong ước thật sự khó khăn.

“Chẳng có đủ việc làm cho những người tốt nghiệp đại học, vì vậy nhiều người đành phải chọn đa dạng hóa con đường sự nghiệp lúc đầu”, Chuyên gia nghiên cứu hướng nghiệp Min Sook-weon cho hay.

Kwon cũng hiểu được điều đó. “Thay vì đi học ở trường tốt như Đại học Quốc gia Seoul, cháu thà trở thành nhà đầu tư lớn còn hơn”, Kwon nói. “Cháu cũng hy vọng sẽ làm công việc thiện nguyện thật nhiều”.

COVID-19 bùng phát, tỷ phú Việt ”đánh rơi” hàng chục nghìn tỷ đồng

Thông tin các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng đã khiến áp lực bán đè nặng lên thị trường những ngày sát kỳ nghỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Hạo (Theo Reuters) (Fili)
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN