Cắt giảm gần 300 nhân sự, kì lân công nghệ VNG làm ăn ra sao?
Tính chung cả năm, VNG ghi nhận hơn 8.608 tỷ đồng doanh thu thuần.
Tâm lý giao dịch uể oải trước kì nghỉ tết Nguyên đán khiến VN-Index thiếu động lực ngay khi mở cửa. Chỉ số này tiến lên sát mốc 1.180 điểm rồi quay đầu giảm.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của cổ phiếu ngân hàng đặc biệt trong phiên chiều đã kéo VN-Index phăm phăm đi lên. CTG khi ghi nhận mức tăng kịch trần, kế đến là ACB tăng 5,9%, MBB tăng 5,52%, VIB tăng 4,69%, TCB tăng 3,95%, TPB tăng 3,71%, OCB tăng 3,1%, MSB tăng 2,96%, SHB tăng 2,62%, STB tăng 2,34%... Top 3 mã có giá trị cao nhất sàn HoSE đều là ngân hàng gồm MBB (837 tỷ đồng), ACB (758 tỷ đồng) và CTG (721 tỷ đồng).
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu BĐS có sự phân hóa. VHM tăng 0,12%, KDH tăng 1,15%, KBC tăng 0,32%, PDR tăng 0,68% thì BCM giảm 1,55%, VRE giảm 2,24%, VCG giảm 0,6%, DXG giảm 0,54%, HDG giảm 0,56%, SJS giảm 0,72%.
Kết quả phiên giao dịch ngày 5/2, Vn-Index tăng 13,51 điểm, tương đương 1,15%, lên 1.186,06 điểm. HNX Index giảm 0,28 điểm, tương đương 0,12%, còn 230,28 điểm. Chỉ số Upcom tăng 0,15 điểm (0,17%), lên 88,53 điểm.
Thị trường tăng điểm tốt nhưng vẫn nhiều mã giảm
Thanh khoản giảm so với cuối tuần trước nhưng vẫn đứng ở mức cao, trên 20 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 21,2 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 270 mã tăng giá, 72 mã đứng giá tham chiếu và 212 mã giảm giá.
CTG là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 3 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi của Vn-Index 0,4 điểm.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 54 tỷ đồng trên sàn HoSE. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng được khối ngoại mua ròng mạnh như: CTG (195 tỷ đồng), STB (92 tỷ đồng), VIB (12 tỷ đồng).
VNZ của kì lân công nghệ VNG tăng mạnh 4,69%, đạt 589.000. Cổ phiếu này đã tăng 3 phiên liên tiếp bất chấp kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Liên quan đến VNZ, theo báo cáo tài chính quý IV/2023, Công ty cổ phần VNG ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 7% lên 2.177 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh 22% khiến lợi nhuận gộp giảm 12% so với cùng kỳ, xuống còn 787 tỷ đồng.
Các chi phí hoạt động chung chiếm tỷ trọng cao so với lãi gộp, qua đó khiến VNG tiếp tục chịu lỗ sau thuế 291 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ đến 766 tỷ đồng). Lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 230 tỷ đồng.
VNG ghi nhận lỗ năm thứ 3 liên tiếp
Tính chung cả năm, VNG ghi nhận hơn 8.608 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với năm trước. Tuy nhiên, chi phí hoạt động lớn và lỗ thêm trong các công ty liên kết đẩy doanh nghiệp vào tình trạng lỗ sau thuế hơn 756 tỷ đồng, trong đó lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ 540 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp kỳ lân công nghệ VNG báo lỗ.
Một điểm đáng lưu ý khác là công ty công nghệ này đã giảm quy mô nhân sự đáng kể trong năm 2023, từ mức 3.885 người về còn 3.589 người, tức giảm quy mô gần 8% (-296 người).
Bên trong hầm này có nhiều vàng, được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Nguồn: [Link nguồn]