Cặp đôi tỷ phú Việt “đánh bật” những thương hiệu quốc tế đình đám Samsung, Apple…
Dòng tiền mạnh đổ vào thị trường chứng khoán không đủ sức ngăn áp lực bán chốt lãi tại một số nhóm cổ phiếu.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,52 điểm (-0,93%) xuống 903,98 điểm. HNX-Index giảm 1,38 điểm (-1,04%) xuống 131,74 điểm. UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,42%) xuống 61,52 điểm.
VN-Index giảm 8,52 điểm (-0,93%) xuống 903,98 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 530 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 9.900 tỷ đồng.
Áp lực bán quá lớn tiếp tục khiến đà giảm của nhiều cổ phiếu trụ cột bị nới rộng. Trong đó, STB giảm sâu 3,6% xuống 13.300 đồng/cp và khớp lệnh được gần 22,8 triệu cổ phiếu, MSN giảm 2% xuống 53.600 đồng/cp, CTG giảm 2% xuống 26.600 đồng/cp, MBB giảm 1,8% xuống 19.650 đồng/cp, FPT giảm 1,8% xuống 50.200 đồng/cp, VHM giảm 1,7% xuống 75.300 đồng/cp, VCB giảm 1,6% xuống 84.600 đồng/cp, SAB giảm 1,6% xuống 185.000 đồng/cp.
VNM và VIC thuộc top tăng và giảm điểm.
VNM là cổ phiếu có sức bật tốt nhất trong phiên. Tuy nhiên, chốt phiên, đà tăng của VNM cũng bị thu hẹp lại đáng kể nên lực đỡ của cổ phiếu này đến VN-Index không còn duy trì được như trước. VNM giảm 3,7% xuống 109.200 đồng/cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, VIC nằm trong nhóm tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index 1,24 điểm. Chốt phiên, VIC giảm tới 1,4% về mốc 91.500 đồng/cổ phiếu.
Liên quan đến 2 mã cổ phiếu “sừng sỏ” trên, mới đây Vinamilk và Vingroup đã làm nên điều bất ngờ tại bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu được yêu thích nhất ở Việt Nam.
Bảng xếp hạng do Campaign Asia-Pacific và Nielsen phối hợp thực hiện, yêu cầu người trả lời lựa chọn thương hiệu hàng đầu có hoạt động tại Việt Nam, có danh tiếng tốt nhất và gây được tiếng vang lớn nhất với người Việt Nam. Đây là một phần của Bảng xếp hạng 1000 thương hiệu mạnh nhất châu Á.
Hai thương hiệu của Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng Top 10 thương hiệu được yêu thích nhất ở Việt Nam.
Theo Campaign Asia-Pacific, người tiêu dùng đang lựa chọn ủng hộ các công ty đã hỗ trợ đắc lực cho xã hội trong dịch Covid-19. Các thương hiệu này vẫn tiếp tục phát triển và liên tục được truyền thông nhắc đến vì những đóng góp cho cộng đồng kể cả trong thời gian gặp khó khăn về tài chính.
Lần đầu tiên trong Top 10 có nhiều thương hiệu trong nước hơn các thương hiệu quốc tế. Samsung đã bị Vinamilk và Vingroup soán ngôi vị đầu bảng.
Trong suốt nhiều năm, các thương hiệu quốc tế đã được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá là có sản phẩm chất lượng cao hơn. Những thương hiệu này luôn đứng đầu bảng xếp hạng của Việt Nam.
Năm 2019, tỷ trọng giữa các thương hiệu quốc tế và địa phương đã cân bằng trong bảng xếp hạng. Đến năm 2020, các thương hiệu địa phương đã vượt lên trên, trong khi các thương hiệu toàn cầu lại bị tụt hạng.
Samsung hiện đứng ở vị trí thứ 3 sau Vinamilk và Vingroup. Apple tụt 4 bậc xuống vị trí thứ 7, trong khi Trung Quốc Oppo tụt 16 bậc để rơi khỏi top 10. Oppo mới lọt top 10 lần duy nhất vào năm ngoái.
Ngoài ra trong danh sách này còn có những cái tên quen thuộc như: Honda, Trung Nguyên Coffe, Viettel, Kinh đô, Cocacola, Vietnam Airlines.
Nhóm ngân hàng bất ngờ “dậy sóng” khiến VN-Index thành công vượt mốc 910 điểm.
Nguồn: [Link nguồn]