Căng thẳng Nga – Ukraine tác động vào giá cổ phiếu, những nhóm ngành nào tiếp tục hưởng lợi?
Trước tình căng thẳng leo thang giữa Nga – Ukra, thị trường chứng khoán toàn cầu đã phải trải qua một tuần giao dịch đầy biến động. Vậy, trong tuần này, nhà đầu tư cần lưu ý gì khi bối cảnh thế giới đang nhiều biến động khó lường.
Thị trường chứng khoán tuần qua đã biến động mạnh, kết thúc với những phiên thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc chiến Nga - Ukraine tác động sâu sắc đến tâm lý nhà đầu tư. VN-Index lại một lần nữa gây thất vọng khi đánh mất mốc 1.500 - mốc tâm lý lớn đối với nhà đầu tư Việt Nam do tụt áp mạnh vào chiều phiên thứ 6 (ngày 25/2) xuống 1498,9 điểm. Tuy vậy, một số dòng cổ phiếu đã bứt phá mạnh mẽ hút dòng tiền lớn tuần qua đó là bán lẻ, dầu khí, than, chứng khoán…
Tuần qua, một số dòng cổ phiếu đã bứt phá, hút dòng tiền lớn đó là bán lẻ, dầu khí, than, chứng khoán…
Phân tích thị trường chứng khoán thời điểm này, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư của Maybank Investment cho rằng, điều đáng lo là chiến sự có thể mang tính thời điểm nhưng tác động về lâu dài mới là điều cần phải bận tâm.
“Nhiều ý kiến cho rằng nhờ cuộc chiến này mà FED và các Ngân hàng trung ương (NHTW) khác sẽ xem xét thay đổi lại chính sách tiền tệ của mình, sẽ không tăng lãi suất thậm chí quay lại nới lỏng tiền tệ hỗ trợ kinh tế từ đó sẽ một lần nữa tiếp thêm năng lượng cho thị trường tài chính. Nhưng NHTW sẽ bị mắc kẹt trong tình huống tiến thoái lưỡng nan khi mà dịch Covid-19 chưa thể kết thúc, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, giá dầu chạm mốc 0/thùng và vì cuộc chiến có thể sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới sẽ gây áp lực lạm phát lớn hơn” – ông Khánh phân tích.
Bên cạnh đó 2 quốc gia Nga - Ukraine đóng vai trò khá lớn trong việc cung cấp các sản phẩm quan trọng cho thế giới, đặc biệt với lĩnh vực công nghệ. Cần lưu ý để có thể tiến lên thời đại 4.0 thì ngành này sẽ là nền tảng quan trọng. Hiện Nga chiếm tới 45% nguồn cung palladium toàn cầu và 35% palladium ở Mỹ đến từ Nga, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cảm biến và bộ nhớ. Còn Ukraine đang cung cấp cho Mỹ hơn 90% khí neon bán dẫn - thành phần quan trọng cho các tia laser được sử dụng trong sản xuất chip xử lý. Và trước đó từ khi cuộc chiến chưa diễn ra nhưng căng thẳng lên cao của 2 nước này đã khiến giá palladium đã tăng 52% kể từ 12/2021...
“Do đó, rõ ràng cuộc chiến sẽ sớm qua đi nhưng hậu quả của nó với kinh tế sẽ còn lâu dài trong bối cảnh các NHTW trên thế giới đang đua nhau chạy đua tăng lãi suất cũng như thắt chặt tiền tệ” – ông Khánh đưa dẫn chứng và nhấn mạnh.
Mặc dù vậy đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán về ngắn hạn 1-2 tuần tới sẽ không còn bị ảnh hưởng quá trực tiếp quá nhiều từ cuộc chiến thậm chí một số ngành như năng lượng còn được hưởng lợi nhưng về lâu dài các lệnh trừng phạt, các chính sách tiền tệ, tài khóa có thể sẽ phải thay đổi sẽ có tác động phần nào đến thị trường, đặc biệt những tài sản được xếp vào nhóm kênh đầu tư an toàn như vàng sẽ hút được dòng tiền với mục đích trú ẩn, giảm rủi ro.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên tới các NĐT, đó là không nên tất tay kể cả việc không sử dụng đòn bẩy
Theo nhận định của ông Khánh, tuần qua dòng tiền hướng đến nhóm bán lẻ, dầu khí, than…. và trong tuần tới, nhóm này nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi nhưng mức độ sẽ giảm phần nào khi giá dầu đã đóng cửa tuần trước dưới $100. Việc giá tăng cao cũng kích hoạt các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ và năng lượng tái tạo lên cao sẽ làm giá dầu khó có thể duy trì đà tăng mạnh trong thời gian dài.
“Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể lướt sóng nhóm cổ phiếu trên nhưng nên chia danh mục ra và bổ sung những cổ phiếu phòng thủ, có yếu tố nền tảng đồng thời hạn chế tối đa việc vay mượn, margin vào lúc này. Với nhóm nhà đầu tư trung dài hạn thì đây là thời điểm cơ cấu danh mục đầu tư vào những mã có cơ bản tốt để nắm giữ dần. Tuy nhiên phương pháp nên sử dụng là bình quân giá chi phí đầu tư theo thời gian (DCA) chẳng hạn chứ không nên tất tay kể cả việc không sử dụng đòn bẩy” – ông Khánh lưu ý.
Còn theo dự báo của các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN thì, VN-Index có thể sẽ còn tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.512 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy dòng tiền có thể sẽ phân hóa và vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có xu hướng rõ ràng hơn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục đi ngang cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
Với nhìn nhận tích cực hơn, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng thị trường hướng về đỉnh cũ 1.536 điểm.
Theo chuyên gia MBS, với phiên phục hồi hôm thứ sáu, một lần nữa VN-Index lại thành công khi đã có phiên retest thành công, do vậy về xu hướng thị trường vẫn còn nhiều khả năng để hướng về đỉnh cũ 1.536 điểm hoặc có thể đạt mục tiêu ở trong xu hướng tăng này ở 1.560 điểm.
Cơ quan chức năng xác nhận, chủ 4 lô đất khu X4 (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bỏ cọc. Hiện, đơn vị này đang hoàn thành hồ sơ, thủ tục để ban hành quyết định...
Nguồn: [Link nguồn]