Các "ông lớn" có bị vạ vây từ vụ việc bắt ông Trịnh Văn Quyết?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thị trường chứng khoán giằng co rung lắc mạnh trong suốt phiên giao dịch và giữ được sắc xanh ở cuối phiên nhờ lực của VN-30.

Đóng cửa phiên giao dịch 31/3, chỉ số VN-Index tăng 1,64 điểm (0,11%) lên 1.492,15 điểm; trong khi HNX-Index giảm 0,35% xuống 449,62 điểm.

VN-Index tăng 1,64 điểm (0,11%) lên 1.492,15 điểm.

VN-Index tăng 1,64 điểm (0,11%) lên 1.492,15 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 26.000 tỷ đồng do tâm lý e sợ của nhà đầu tư.

VNM là cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên khi bất ngờ tăng 6,2% lên 80.900 đồng. Đây là điểm sáng của thị trường khi mang lại cho VN-Index hơn 2,6 điểm.

Nhóm ngân hàng hôm nay cũng gây bất ngờ khi giữ vai trò dẫn dắt trong phiên buổi sáng và đã sớm hạ nhiệt trong phiên chiều. Kết phiên chỉ còn ACB, CTG, MBB, VPB, VIB, HDB, TCB, TPB giữ được sắc xanh, trong khi BID, EIB, STB, KLB, LPB, SHB đóng cửa giảm.

Chiều ngược lại, hầu hết các cổ phiếu thuộc nhóm Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng, Dầu khí, Thép, Phân bón đều giảm trong phiên hôm nay.

Nhóm cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục bị bán mạnh và giảm sàn với dư bán lớn.

Nhóm cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục bị bán mạnh và giảm sàn với dư bán lớn.

Đáng chú ý trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu "họ FLC" tiếp tục bị bán mạnh và các cổ phiếu ROS, FLC, HAI, AMD, ART đều giảm sàn với dư bán lớn.

Diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về kịch bản trong tháng 1 lặp lại, khi nhóm FLC dẫn dắt đà giảm của các mã đầu cơ khiến thị trường "vạ lây" cũng như nhiều cổ phiếu "ông lớn" khác bị vạ lây.

Nguyên nhân chính của diễn biến thời điểm đó là quy mô vay ký quỹ (margin) với nhóm bất động sản và đầu cơ ở mức cao.

Các cổ phiếu được chú ý, như nhóm FLC và nhóm hưởng lợi từ phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, giảm kịch sàn liên tiếp. Tuy nhiên, cùng với đà giảm, thanh khoản các mã này cũng lao dốc, gần như không đáng kể so với lượng dư bán sàn vài chục triệu cổ phiếu.

Mức độ tác động từ vụ việc với ông Trịnh Văn Quyết cũng không gây ảnh hưởng mang tính lan tỏa.

Mức độ tác động từ vụ việc với ông Trịnh Văn Quyết cũng không gây ảnh hưởng mang tính lan tỏa.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tình huống rủi ro như trên ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức thấp, dù kịch bản nhóm FLC mất thanh khoản đang xảy ra.

Đặc biệt, hiện tâm lý nhà đầu tư vững hơn và dòng tiền gần đây phân hóa, không còn "all-in" vào nhóm bất động sản, đầu cơ như cuối năm trước. Mức độ tác động từ vụ việc với ông Trịnh Văn Quyết cũng không gây ảnh hưởng mang tính lan tỏa. Thực tế, các ngân hàng cũng đều lên tiếng cho biết khoản vay của FLC đều thực hiện theo đúng quy trình, có đủ tài sản đảm bảo và một số nhà băng cho biết sẽ không giải chấp cổ phiếu.

Mới đây, vào tối muộn ngày 30/3, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cũng đánh giá thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt khó tránh khỏi những ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư, song những tác động này chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường (lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường).

Vì thế, nhà đầu tư nên bình tĩnh để có góc nhìn khách quan, nên phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.

Thị trường chao đảo, cổ phiếu ngân hàng của ông Đặng Khắc Vỹ tăng gần 5%

Nhận định phiên giao dịch ngày 31/3, các công ty chứng khoán cho rằng nhiều khả năng thị trường sẽ hồi phục và hướng đến kháng cự tâm lý 1.500-1.511 điểm của VN-Index

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN