Ca sĩ "Chiếc khăn gió ấm" là cổ đông lớn, cổ phiếu công ty lên đỉnh 9 tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ca sỹ “Chiếc khăn gió ấm” là cổ đông lớn của Công ty CP Sông Đà 1.01 khi sở hữu 24,26% cổ phần SJC. Ông Phương được bầu vào Hội đồng quản trị SJC trong cuộc họp đại hội cổ đông vào cuối năm 2022.

Công ty CP Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) vừa công bố biên bản họp hội đồng quản trị và nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo đó, số thành viên Hội đồng quản trị của SJC nhiệm kỳ 2022 - 2027 cũng được tăng từ 3 lên 5 thành viên.

Hội đồng quản trị mới của SJC gồm: Bà Vũ Thị Thúy, 39 tuổi, thường trú tại Hà Nội; ông Phạm Khánh Phương, 41 tuổi, trú tại TPHCM; ông Trịnh Văn Tôn, 38 tuổi, trú tại Thái Bình; ông Nguyễn Văn Đức, 40 tuổi, thường trú Hà Nội; ông Tạ Văn Trung, 67 tuổi, thường trú Hà Nội.

Ca sĩ Khánh Phương sở hữu 24,26% cổ phần SJC

Ca sĩ Khánh Phương sở hữu 24,26% cổ phần SJC

Động thái trên diễn ra sau 4 chuỗi mua bán hàng triệu cổ phiếu SJC của ông Phương từ cuối năm ngoái.

Hồi cuối tháng 10, ông mua vào hơn 3,1 triệu đơn vị để sở hữu 45,51% vốn tại Sông Đà 1.01. Với giá đóng cửa 5.800 đồng, ước tính ông Phương dùng hơn 18,3 tỷ đồng để thực hiện giao dịch. Đến giữa tháng 11, người này mua thêm 66.800 cổ phiếu SJC, nâng tỷ lệ lên 46,65%. Sau đó một tuần, ông Phương bán ra hơn 1,6 triệu cổ phiếu, ước thu về gần 16 tỷ đồng khi thị giá mã SJC đã nâng lên 9.800 đồng. Sang đầu tháng 12, ông mua vào 65.400 đơn vị, nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,26%.

Ca sĩ Khánh Phương sinh năm 1981 tại TP HCM. Ông được biết đến nhiều với nghệ danh ca sỹ Khánh Phương cùng bản “hit” đình đám một thời Chiếc khăn gió ấm, Lặng yên,...

Hiện, bà Vũ Thị Thúy đang là cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 với tỷ lệ sở hữu 23,53%. Hội đồng quản trị cũng bầu bà làm Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật của công ty. Bà Thúy hiện là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Nhật Nam (Nhật Nam Group). Doanh nghiệp thành lập tháng 7/2019, nhưng đã có quỹ đất trải dài từ Hà Nội, Thanh Hóa đến Tây Ninh, Phú Quốc (Kiên Giang)... Trước đó, ca sĩ Khánh Phương cũng từng xuất hiện bên cạnh bà Thúy và được giới thiệu là "cổ đông đặc biệt" của Nhật Nam Group.

Sông Đà 1.01 hoạt động khoảng 20 năm trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản với các dự án như chung cư Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xala, tòa nhà CT1 Văn Khê... Công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2007. Đến giữa năm 2021, mã SJC bị hủy niêm yết do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính cả năm trong ba năm liên tiếp (2018-2020) và chuyển sang sàn UpCOM.

Trong 10 năm qua, doanh nghiệp này lãi 6 năm nhưng chỉ quanh vài tỷ đồng, có năm chỉ lãi vài chục triệu đồng. 9 tháng 2022, Sông Đà 1.01 lỗ hơn 144 triệu đồng với gần 1,6 tỷ đồng lỗ lũy kế. Công ty giải thích kết quả kinh doanh giảm do mất khoản chuyển nhượng dự án địa ốc như cùng kỳ năm ngoái và hoạt động kinh doanh bất động sản kỳ này không có doanh thu.

Trước những biến động mạnh về nhân sự trên thượng tầng, cổ phiếu SJC trên thị trường đã bất ngờ tăng sốc bất chấp kết quả kinh doanh “bết bát”. Cổ phiếu này tăng một mạch từ vùng giá 2.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 8 năm ngoái qua đó vượt đỉnh lịch sử. Hiện tại, SJC vẫn đang giao dịch quanh vùng đỉnh với 17.800/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gấp 9 lần sau chưa đầy 5 tháng.

Đáng chú ý, SJC còn đang nằm trong diện hạn chế giao dịch trên UpCOM và chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần. Nguyên nhân do chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với quy định chung đối với báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán và không có biện pháp khắc phục.

Với diễn biến của thị trường chứng khoán trong tuần cuối cùng của năm âm lịch

Nhâm Dần, các công ty chứng khoán vẫn giữ quan điểm cho rằng, thị trường sẽ chưa có biến động quá mạnh và sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng 1.050-1.065 điểm.

Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,51 điểm (+0,61%) lên 1.066,68 điểm với thanh khoản giảm 24% so với phiên hôm trước. Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi mua ròng hơn 219 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Theo Công ty CK Kiến Thiết Việt Nam (CSI), phiên tăng điểm này chưa nhận thấy sự hỗ trợ của thanh khoản, khối lượng giao dịch vẫn ở mức trung bình mà chưa có sự đột phá nên xung lực tăng điểm chưa thể hiện sự bùng nổ.

VN-Index vẫn di chuyển trong khung tích lũy tích cực để chờ đợi tín hiệu bứt phá. “Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm nắm giữ danh mục, có thể gia tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu đang có lợi nhuận” – CSI khuyến nghị.

Tương tự, Chứng khoán TVSI cho rằng, chỉ số vẫn đang gặp khó khăn tại vùng kháng cự trên tiệm cận 1.070 điểm trong ngắn hạn và dự báo sẽ cần thêm thời gian tích lũy. “Hiện chỉ còn 3 phiên là đến với kỳ nghỉ lễ nên dự báo thị trường sẽ ít biến động mạnh trong các phiên còn lại này. Xu hướng đi ngang trong ngắn hạn được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái sau kỳ nghỉ lễ” – TVSI nhận định.

BĐS năm 2023: Thời cơ “vàng” cho cá nhân và doanh nghiệp sẵn tiền mặt

Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, năm 2022 thị trường đã được thanh lọc, do đó năm 2023 thị trường sẽ có nhiều dấu hiệu "ấm lên".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN