Bất ngờ với kế hoạch lợi nhuận năm 2023 của doanh nghiệp tỷ phú Trần Đình Long

Kế hoạch lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 5% so với thực hiện năm 2022.

VN-Index tiếp tục giảm điểm ngay khi mở cửa. Chỉ số này giảm gần 8 điểm với áp lực bán mạnh mẽ từ nhóm vốn hóa lớn. Sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện về giữa phiên sáng. Áp lực bán diễn ra mạnh hơn tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, họ Vingroup và bán lẻ khiến VN-Index rơi về mốc 1.040 điểm.

Tâm lý giao dịch trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index đánh mất mốc 1.040 điểm vào đầu phiên chiều. Tuy nhiên, sự đảo chiều ngoạn mục của nhóm vốn hóa lớn đã khiến thị trường hồi dần và thu hẹp đà giảm.

Chốt phiên giao dịch ngày 23/2, VN-Index giảm 0,62 điểm (0,06%) xuống 1.053,66 điểm, HNX-Index giảm 0,66 điểm (0,31%) về 209,31 điểm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,05%) xuống 77,4 điểm.

Thị trường đã cân bằng hơn về cuối phiên

Thị trường đã cân bằng hơn về cuối phiên

Thanh khoản lại giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 13,8 nghìn tỷ đồng.

BID là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên đà tăng của Vn-index khi mang về 0,7 điểm. Ở chiều ngược lại, MSN lấy đi của chỉ số chính 1,16 điểm.

Cổ phiếu nhóm ngành bảo hiểm, bất động sản đồng loạt lao dốc trong phiên hôm nay với mức giảm lần lượt là 0,56%, 1,02%. Trong khi đó, cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán và ngân hàng hồi phục với mức tăng là 1,67% và 0,62%.

HPG của Tập đoàn Hòa Phát liên tục đổi màu trong phiên nhưng đến cuối vẫn duy trì được sắc xanh. Đây là một trong những cổ phiếu tác động tích cực đến xu hướng của Vn-index khi mang về cho chỉ số chính 0,44 điểm. HPG tăng 1,42%, đạt 21.500 đồng/cổ phiếu.

Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long hạ mục tiêu lợi nhuận

Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long hạ mục tiêu lợi nhuận

Liên quan đến HPG, CTCP Tập đoàn Hoà Phát vừa công bố nghị quyết của HĐQT thông qua các nội dung trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Đại hội dự kiến diễn ra vào ngày 30/3/2023.

Theo đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2022 và kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm 2022 là hơn 8.400 tỷ đồng.

Năm 2023, ngành thép được đánh giá vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Theo KBSV, từ đầu năm đến nay, giá bán thép tăng 6% nhưng không giúp Hòa Phát cải thiện biên lãi gộp, thậm chí còn khiến biên lãi gộp suy giảm. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sắt, than cốc, thép phế) tăng cao hơn, trung bình 14%.

Sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường cũng sẽ bị giới hạn khi các nhà thầu tại thị trường nước ngoài thận trọng trong việc nhập khẩu, làm chậm tốc độ phục hồi của thị trường thép.

Dù vậy, ban lãnh đạo Hòa Phát vẫn tỏ ra tương đối lạc quan khi nhận định giai đoạn tồi tệ nhất đã đi qua.

Khó khăn bủa vây, loạt nhà đầu tư và môi giới BĐS bán nhà, bán xe… cứu nguy

Thị trường trấm lắng, lãi suất vay ngân hàng tăng cao thậm chí khó tiếp cận,… khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như môi giới, nhà đầu tư không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN