Bất chấp Covid-19, hàng chục nghìn tỷ vẫn được đổ vào "buôn chứng"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dòng tiền vẫn dồn dập đổ vào thị trường chứng khoán khiến VN-Index lại có 1 phiên bứt phá.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 10,68 điểm (0,91%) lên 1.186,36 điểm; HNX-Index tăng 1,8% lên 281,14 điểm và UPCom-Index tăng 0,14% lên 80,63 điểm.

VN-Index tăng 10,68 điểm (0,91%) lên 1.186,36 điểm.

VN-Index tăng 10,68 điểm (0,91%) lên 1.186,36 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 20.800 tỷ đồng, tương đương với hơn 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Hàng loạt cổ phiếu như ACB, BID, CTG, EIB, MBB, SHB, STB, VIB, TCB, HDB, VPB, TPB, SSB…tăng điểm, trong đó SSB, SHB và STB là 3 cổ phiếu tăng trần. Đáng chú ý, STB có phiên khớp lệnh bùng nổ với gần 100 triệu cổ phiếu, dư mua trần cuối phiên của STB lên tới hơn 6 triệu đơn vị.

Cùng với nhóm ngân hàng, các cổ phiếu như BVH, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, SAB, VHM cũng đồng thuận tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố. FPT, REE, VCB, HVN, PLX, VRE, PNJ, MWG là những Bluechips hiếm hoi giảm điểm trong phiên hôm nay.

Các cổ phiếu chứng khoán cũng có diễn biến khá tích cực với MBS, SHS, SSI, VND, CTS…đồng thuận tăng điểm. Trong phiên hôm nay không xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh như những ngày trước giúp giao dịch trở nên sôi động hơn.

Nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục thu hút dòng tiền đầu cơ rất mạnh với nhiều mã tăng trần như FLC, HAI, ROS, AMD, ART.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng.

Trong giai đoạn gần đây, bất chấp những bất ổn do dịch bệnh, sự phát triển kinh tế, thị trường chứng khoán vẫn giữ được đà tăng tốt. Một trong những nguyên nhân đó chính là niềm tin của dòng tiền đối với kênh đầu tư này khi liên tục rót tiền vào chứng khoán thay vì những kênh khác như ngân hàng, bất động sản, vàng hay ngoại tệ...

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tính từ đầu năm 2021 đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 174.324 hợp đồng/phiên, tăng 11%.

Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%.

Hoạt động mua bán cổ phiếu tăng mạnh và tập trung chủ yếu tại Sàn Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), dẫn tới tình trạng quá tải, nghẽn lệnh triền miên. Hệ thống của HOSE thường không tiếp nhận lệnh đặt của nhiều nhà đầu tư khi phiên khớp lệnh liên tục vẫn còn 30 - 60 phút mới kết thúc.

Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà cho biết đang phối hợp với FPT để xây dựng hệ thống giao dịch tạm thời nhằm giảm tình trạng quá tải hiện nay theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trong đó, giải pháp này sẽ dùng phần mềm hệ thống giao dịch đang được sử dụng tại HNX và triển khai trên nền tảng hạ tầng của HoSE, thay thế hệ thống khớp lệnh hiện tại của sàn TP.HCM.

Theo lãnh đạo HoSE, giải pháp này sẽ giảm thiểu tác động, thay đổi đối với hệ thống của các công ty chứng khoán trên thị trường. Trong đó, mục tiêu đặt ra là hệ thống tạm mới sẽ xử lý được khoảng 3-5 triệu lệnh/ngày, cao gấp 3,3-5,5 lần so với công suất hiện tại (900.000 lệnh/ngày). HoSE cũng đánh giá đây là giải pháp tối ưu bởi thời gian triển khai không dài cũng như các rủi ro về góc độ hệ thống thấp.

Theo khảo sát, phân tích và đánh giá của FPT, thời gian dự kiến để triển khai hệ thống là khoảng 3 đến 4 tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu Kiên ngồi tù, tài sản hai vợ chồng vẫn ”nhảy số” hàng trăm tỷ chỉ từ đầu năm

Nhà đầu tư hoan hỉ trong phiên hôm nay khi sắc xanh phủ khắp thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN