Bán bút bi mỗi ngày lãi hơn 1 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế của Thiên Long giảm 22% so với cùng kỳ, xuống 277 tỷ đồng.

Vn-Index mở cửa phiên giao dịch sáng trong sắc đỏ. VN-Index giảm tới gần 5 điểm. Đến 10h30, lực mua xuất hiện trở lại kéo các chỉ số chính tăng vọt. VN-Index tăng trở lại. 

Cổ phiếu thép là tâm điểm của thị trường khi HPG tăng tới 4,32%, HSG và NKG đồng loạt tăng kịch trần. Các cổ phiếu sản xuất khác nhìn chung cũng diễn biến khả quan, trong đó, MSN tăng 1,47%, DCM tăng 1,42%, DPM tăng 1,34%,...

Nhóm cổ phiếu khác cũng tăng điểm khá tốt trong ngày hôm nay đó là nhóm chứng khoán. Bên cạnh SSI (+1.95%) thì rất nhiều cổ phiếu khác trong nhóm cũng có được mức tăng ấn tượng. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như VIX (+2.29%) hay VND (+2.13%). Ở nhóm bất động sản, sắc xanh cũng là chủ đạo. Cụ thể, VHM tăng 1,08%, NVL tăng 1,87%, DIG tăng 1,73%, PDR tăng 2,61%,...

Kết phiên hôm nay 6/9, VN-Index tăng 10,52 điểm, tương đương 0,85%, lên 1.245,5 điểm. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của chỉ số này. HNX Index tăng 3,08 điểm, tương đương 1,22%, lên 255,36 điểm. Upcom Index tăng 0,27 điểm, tương đương 0,28%, lên 94,56 điểm.

Thị trường tiếp tục xanh mướt

Thị trường tiếp tục xanh mướt

Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 28,8 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 356 mã tăng giá, 70 mã đứng giá tham chiếu và 145 mã giảm giá.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục bán ròng với giá trị vào khoảng hơn 100 tỷ đồng. Trong đó, HDG (-85.09 tỷ) là cổ phiếu bị bán ra đáng kể nhất trong phiên hôm nay. 

HPG là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính khi đem về cho Vn-Index 1,79 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC lấy đi của VN-Index 0,64 điểm.

Phiên này, TLG của CTCP Tập đoàn Thiên Long để mất 0,7%, còn 56.900 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này.

Lợi nhuận sau thuế của Thiên Long giảm 22% so với cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế của Thiên Long giảm 22% so với cùng kỳ

Liên quan đến TLG, CTCP Tập đoàn Thiên Long vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm với doanh thu thuần 2.218 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu  đạt 538 tỷ đồng.

7 tháng đầu năm, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 16% lên 632 tỷ đồng do tập đoàn đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự từ giữa năm 2022 để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai. Đơn vị cũng đã tăng chi phí hoạt động bán hàng và phát triển thương hiệu để sẵn sàng cho mùa tiêu thụ cao điểm.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Thiên Long giảm 22% so với cùng kỳ, xuống 277 tỷ đồng. Còn tính riêng tháng 7, công ty mang về 230 tỷ đồng doanh thu và 9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Giải thích về kết quả kinh doanh thụt lùi, Thiên Long cho biết nhu cầu đầu tư và dự trữ nhóm hàng văn phòng phẩm tại các điểm bán (POS) không tăng nhiều so với năm ngoái. Kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt với OEM (đơn vị chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác) cũng đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ bối cảnh ảm đạm của thị trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Khách sạn được Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam đã ở hồi năm 2000

Khách sạn này đến nay vẫn đạt chuẩn 5 sao và sang trọng bậc nhất Thủ đô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN