"Váy ngành" đầy rẫy trong "Quỳnh Búp bê" có quá khứ bị vùi dập không thương tiếc
Không phải vô cớ khi váy bó sát được mệnh danh là trang phục sexy bậc nhất của phụ nữ bởi nó gần như phô diễn trọn vẹn thân hình của phái đẹp.
Bodycon quyến rũ thứ 2 không trang phục nào số 1
Chiếc váy nào sẽ khiến bạn nổi bật ngay khi xuất hiện? Không gì khác ngoài bodycon - món đồ cơ bản của trường phái sexy cũng là sự thể hiện nữ quyền đầy đanh thép. Bodycon là viết tắt của "body conscious" mang nghĩa "có ý thức về cơ thể". Đúng như tên gọi, chiếc váy này được tạo ra để tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ.
Phong cách gợi cảm với những chiếc váy bó sát đã có từ lâu. Váy bodycon hiện đại có sự tương đồng với kalasiris của phụ nữ Ai Cập cổ đại bởi kiểu dáng ôm lấy cơ thể.
Chiếc váy mang phong cách bodycon được tìm thấy trong lăng mộ của vua Khufu
Bước sang thập niên 20, một số nhà thiết kế đã cho ra mắt những bộ váy với kiểu dáng bó chặt vào eo và hông. Các biểu tượng sexy của thời này cũng thường diện váy mang hơi hướng bodycon. Đây là thời điểm phong trào nữ quyền, chống lại bộ trang phục hạn chế dáng hình của phụ nữ nổ ra. Theo thời gian, những chiếc váy này vẫn tồn tại cùng dòng chảy thời trang mặc những tranh cãi về sự "dung tục", gợi cảm quá đà.
Chiếc váy bó eo kết hợp với mũ rộng vành, găng tay, áo khoác
Người có ý tưởng thiết kế bodycon là Azzedine Alaia. Năm 1986, ông cho ra mắt bộ sưu tập bodycon đầu tiên, gây chấn động làng thời trang. Người ta gọi ông là "King of Cling" - cha đẻ của váy bó sát. Azzedine Alaia muốn thay đổi nhận thức về cách ăn mặc của phụ nữ, cứu họ khỏi những chiếc váy thùng thình mà xã hội áp đặt.
Bộ sưu tập của Azzedine Alaia
Bodycon là kết quả của một cuộc cách mạng trong thời trang
Váy bó sát trở nên phổ biến vào thập niên 90, Hervé Peugnet đã cải tiến thiết kế của Azzedine Alaia để tạo nên những chiếc váy bandage hay còn gọi là váy ôm băng quấn (tên gốc: the bender) bởi cách những dải băng quấn chặt vào cơ thể. Chia sẻ trên tạp chí Vogue năm 1992, ông đã nói: "Chiếc váy của tôi được tạo ra để giúp những người phụ nữ mãn nguyện với hình thể của mình".
Hervé Peugnet cùng người mẫu trên sàn catwalk năm 1998
Với thiết kế ôm sát như lớp da thứ hai, bodycon sau là bandage trở thành trang phục quyến rũ bậc nhất của phái đẹp. Những đường nét trời ban của tạo hóa được tôn vinh, người phụ nữ dám khẳng định vẻ đẹp của chính mình.
Trang phục từng bị kỳ thị là chỉ dành cho "gái ngành"
Được ưa chuộng như vậy nhưng váy bó sát cũng là một trong số thiết kế "tai tiếng" khi nó bị đại trà hóa, tuột dốc khỏi sự quyến rũ, rơi thẳng xuống sự "rẻ tiền", gợi dục. Khả năng phô bày vẻ đẹp hình thể cũng là con dao hai lưỡi, các cô gái làm nghề "buôn phấn bán hương" hay phục vụ ở quán bar, hộp đêm thường mặc bodycon để câu khách.
Trong bộ phim "Quỳnh búp bê", bodycon là đồng phục của "gái ngành"
Tạp chí New York Time từng hết lời khen gợi sự quyến rũ của váy bó sát đã mạt sát không tiếc lời, cho rằng bodycon chỉ là thứ trang phục kéo người ta vào sàn nhảy. Một biên tập viên của tạp chí Vogue còn thẳng thắn bày tỏ: "Vài năm nữa, tôi không hiểu ai sẽ sẵn sàng chi tới 1000 đô để mua về một bộ váy trông như của gái gọi cao cấp".
Quỳnh búp bê và My sói đọ dáng với bodycon
Không ít ngôi sao cũng bị dân tình la ó vì mặc bodycon khoe thân quá đà, chọn váy siêu ngắn, thậm chí có người nặng lời còn nói rằng trông họ thật "rẻ tiền". Quyến rũ và phản cảm thật sự chỉ cách nhau một đường ranh giới mỏng.
Khi mặc bó quá đà và hở bạo như thế này thì thật sự phản cảm
Khởi đầu từ mong muốn giải cứu phụ nữ bởi những quan niệm mang nặng tư tưởng nam quyền, tôn vinh vẻ đẹp tạo hóa dành riêng cho phái đẹp, những chiếc váy bó sát đã trở thành xu thế của làng thời trang. Tuy nhiên món đồ quyến rũ này cũng gặp không ít ý kiến trái chiều trên hành trình chinh phục tín đồ làng mốt.
Món đồ “siêu hot” của mùa hè này đã có một lịch sử dài lâu, từng chịu phận “con ghẻ” hắt hủi, thậm chí bị...