Váy ngắn, quần cũn cỡn, áo hở hang xuất hiện nơi đình chùa lại gây bức xúc
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, nhà nhà người người nô nức đi chùa và câu chuyện thời trang đi lễ chưa khi nào có hồi kết.
Quần ngắn cũn cỡn thêm áo xuyên thấu, 2 cô gái này gây nhức mắt cho nhiều người
Trong nhiều năm gần đây, không chỉ người già mới tới chùa xin lộc, lễ tạ đầu năm mà hành động đó còn dần trở thành thói quen của người trẻ. Thế nhưng, câu chuyện lại được nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau, ngoài lòng thành dâng hương, các bạn trẻ dường như không để tâm tới chuyện ăn mặc lễ nghi sao cho phù hợp. Vậy nên, những hình ảnh váy ngắn, áo cộc của nhiều cô gái trở thành chủ đề bàn tán, tranh luận của cư dân mạng.
Hoàng Thị Hằng (TP Ninh Bình - 37 tuổi) tự nhận mình là tuýp người phụ nữ truyền thống nên chị nói rất không hài lòng về việc mặc váy đi lễ chùa, chị nói thêm sẽ dạy các con từ nhỏ để không mắc lỗi trang phục khi lớn lên. Trong khi đó, Minh Hải - một chàng trai quê đất Tổ Phú Thọ nhiều năm công tác tại Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Anh thấy đi chùa mặc bộ quần áo tràng là đúng nhất, không nên phô trương ở những nơi như này và tất nhiên mặc váy càng không nhé dù ngắn dài tới đâu. Đi đâu phải theo đó mới thể hiện thành tâm"
Dường như cần mạnh tay hơn với những trường hợp mặc không đúng quy định khi tới những nơi tôn nghiêm
Người mẫu đồng thời là stylist Diệp Linh Châu kể lại, dù cô không theo đạo Phật nhưng trong lễ đường của đạo Thiên Chúa, cô từng đuổi một người mặc đồ quá ngắn ra khỏi nhà thờ. Dù theo đạo nào đi chăng nữa, nhưng đến những nơi tôn nghiêm bắt buộc bạn phải mặc đồ chỉn chu, gọn gàng, kín đáo. Cô cũng nói thêm, ở Gia Lai người dân rất kính Đạo.
Trong khi đó, NTK Hữu Anh Zoner chia sẻ về câu chuyện đi chùa đầu năm của anh sáng mùng 4 Tết với nhiều bức xúc: "Tôi đi chùa mấy năm nay thấy mọi người mặc kín đáo hơn. Nhưng vẫn còn một số trường hợp diện áo dài quá mỏng hay đường xẻ bên hông quá cao khiến người nhìn chướng mắt vô cùng". Dù kín đáo nhưng bằng cách nào đó, họ vẫn cố phô cơ thể một cách phản cảm.
Một trường hợp khác, kể lại đi chùa xin lộc đêm giao thừa cũng cho hay, việc con gái mặc kín thành không chính là diện váy cùng tất da chân, khi ấy sự phản cảm còn nhân lên gấp nhiều lần. Quần tất - chính là điều tối kị khi đi chùa. Trước những trường hợp mắc lỗi trang phục đi chùa đầu năm, thì một chiếc áo khoác ngoài khi diện áo dài sẽ là điều cần thiết. Hoặc nên lựa chọn những bộ đồ vừa vặn cơ thể, vải dày và kín đáo... đó là những yêu cầu chuẩn mực không hề khó.
Cần chú trọng, quan tâm hơn về trang phục đi chùa
Rất nhiều ngôi chùa vì muốn giữ nét đẹp văn hóa cũng như sự tôn nghiêm thành kính nên chủ động phát những chiếc khăn cuốn ngoài cho khách tới thăm. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ (TS) mỹ học Thế Hùng từng chia sẻ trước đó, giải pháp này chỉ phù hợp với khách du lịch quốc tế, vì vừa giúp họ “nhập gia tùy tục”, vừa kích thích phát triển du lịch nước nhà. Còn đối với người dân Việt Nam thì vẫn phải “đánh” vào ý thức, môi trường giáo dục.
Trước tình trạng đó, rất nhiều ngôi chùa đã để biển chữ ngoài cổng nhằm nhắc nhở người đi lễ nên mặc đúng chuẩn mực trước khi vào.
Tại chùa Trấn Quốc có bảng khuyến cáo du khách không mặc quần áo ngắn vào chùa bằng nhiều thứ tiếng
Vì số lượng người diện đồ sai quy định quá nhiều mà một số ngôi chùa phải hỗ trợ khăn cuốn trước khi bước vào làm lễ cho người dân
Sao Việt nô nức khoe hàng hiệu sắm Tết khiến người hâm mộ thích thú.