Trang phục trượt băng nghệ thuật ở Olympic Mùa đông 2022
Váy dành cho các VĐV trượt băng nghệ thuật không được hở quá 50% và đều được sử dụng phần lớn vải nude.
Tuyển thủ Trung Quốc - Chu Nghị đang hứng chịu nhiều gạch đá của khán giả quê nhà vì cú ngã liên hoàn khi thực hiện 2 bài thi ở Olympic Bắc Kinh 2022.
Từ khóa "Chu Nghị ngã" nhanh chóng lọt top thịnh hành trên nền tảng Weibo. Theo đó, 93 tài khoản và 300 bài đăng đã bị khóa sau khi phát động tấn công mạng đối với Chu Nghị.
Thế vận hội Mùa đông 2022 đang được diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 4 đến ngày 20/2/2022. Trong đó, trượt băng nghệ thuật là một trong những bộ môn thể thao Olympic thường xuyên được đưa vào Đại hội thể thao lớn của Thế giới.
Không chỉ mang tính chất thi đấu, bộ môn này còn thiên về nghệ thuật trình diễn, nên các nữ VĐV cũng cần phải bộc lộ được vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại của cơ thể. Đây chính là lý do vì sao trượt băng nghệ thuật được ví von như "ballet" trong thể thao.
Chiếc váy ngắn đính đá lấp lánh kết hợp phần hở lưng giúp Alexa Knierim phô diễn trọn vẻ đẹp thể hình khi tham gia sự kiện Trượt băng Tự do Cặp đôi với Brandon Frazier.
Yếu tố trang phục đóng góp một phần quan trọng không kém. Nó là điều kiện tiên quyết thể hiện sự hấp dẫn cho bài biểu diễn. Thậm chí, nếu mặc váy áo phạm luật còn bị trừ điểm. Cụ thể, mười giám khảo có quyền ấn nút nếu thấy cảm thấy trang phục của thí sinh đó có vấn đề. Tuy nhiên, phải có 6/10 người đồng thuận thì điểm trừ này mới được công bố.
Mặc dù quy định này bị đánh giá là khá mơ hồ và nhìn chung chưa có những quy chuẩn rõ ràng nhưng trang phục biểu diễn phải đáp ứng được tiêu chí: thanh lịch, trang trọng, không sử dụng phụ kiện rườm rà hoặc trang phục bị cường điệu quá đà mà vẫn thể hiện được tính chất của nhạc nền bài thi.
Không được hở hang quá mức, không nude quá 50%
Bên cạnh chất liệu sequin, satin, ren,...đa số những thiết kế váy áo dành cho các nữ vận động viên trượt băng đều sử dụng phần lớn vải nude nhưng không được chiếm quá 50% - con số này đã được thông qua và nhận được sự đồng tình về độ táo bạo của trang phục. Nếu vượt quá 50% sẽ làm mất đi tính chất nghệ thuật của bộ môn trượt băng vì hở hang quá mức và không phù hợp dành cho một hoạt động thể thao.
Váy trượt băng không được hở quá 50% và đều được sử dụng phần lớn vải nude.
Càng đính nhiều đá quý, càng đắt tiền và tốn thời gian
Để tạo độ sang trọng, thời thượng cho từng bộ đồ, các NTK còn sử dụng đá quý để đính lên trang phục. Càng nhiều đá quý thì trang phục càng đắt tiền và càng tốn thời gian. Brad Griffies, NTK trang phục dành cho các VĐV trượt băng nghệ thuật Mỹ cho biết: "Thời gian làm ra một chiếc áo múa bằng lụa chiffon trung bình chỉ mất 2-4 giờ, nhưng để đính đá quý lên trang phục thì tốn khoảng 4-40 giờ, tùy vào số lượng pha lê".
Nhiều NTK cho biết, thiết kế trang phục trượt băng nghệ thuật khó hơn váy dạ hội vì chỉ có nửa thân trên để thể hiện sự sáng tạo, nhưng những bộ jumpsuit bó sát thì dễ hơn. Trước đây, các thí sinh nữ bắt buộc phải mặc váy nhưng đến năm 2004, dự luật này đã được thay đổi, vì vậy, các cô gái hoàn toàn có thể tự do lựa chọn trang phục là váy hoặc quần bó chẽn, đồ bó sát để biểu diễn.
Trang phục trượt băng nghệ thuật của VĐV Nancy Kerrigan do Vera Wang thiết kế vào năm 1994 được đánh giá là bộ váy đẹp nhất Thế vận hội với giá trị đắt đỏ, lên đến 5.000 USD nhưng con số thật sự có thể cao hơn nhiều.
Cú xoay "thần thánh" khiến các thí sinh dễ "gặp họa" về trang phục
Biellmann được cho là cú xoay nguy hiểm nhất trong bài thi trượt băng nghệ thuật. Để thực hiện động tác này, các nữ VĐV phải ngửa người ra phía sau, uốn cong cơ thể và nắm lấy giày trượt băng để tạo thành nhiều vòng tròn. Tư thế này khiến không ít thí sinh bị lộ vòng 1. Tuy nhiên, phải đến khi kết thúc cú xoay, khán giả mới có thể phát hiện ra vì các VĐV sẽ xoay rất nhanh.
Nhiều nữ VĐV gặp sự cố về trang phục khi thực hiện cú xoay Biellmann.
Người đẹp Trung Quốc diện váy "ướt nước" chụp hình theo phong cách "ngây thơ gợi tình", phô diễn từng đường...
Nguồn: [Link nguồn]