Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên!

Ở kỳ 1, chúng ta đã thấy được sự biến động của lịch sử đã ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào tới thời trang, với biểu hiện rõ nét nhất ở tại 2 nơi: Hà Nội và Sài Gòn (cũ). Trong kỳ 2, chúng tôi sẽ nhắc bạn gợi nhớ những xu hướng thời trang cực thịnh hành trong thời kỳ đầu đổi mới.

Thời trang là một guồng quay sáng tạo bất tận dựa trên những thứ cũ kỹ. Hôm nay, cùng với chuyên đề "60 năm bồi hồi ngoảnh lại", chúng ta hãy cùng đi trên chuyến tàu thời gian quay ngược trở lại từ những thập niên 50 – 60 đến hiện nay để điểm lại những nét đặc sắc đầy biến động của thời trang Việt Nam.

Những năm đầu mở cửa

Những năm đầu thập niên 90, vẫn có sự khác biệt giữa thời trang của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn đổi tên).

Ảnh hưởng tàn dư từ trào lưu Tây hóa, phong cách ăn mặc của người dân thành phố Hồ Chí Minh vẫn nhiều loại quần áo kiểu hơn các khu vực đô thị khác. Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế đất nước thống nhất, trang phục người dân chuyển dần từ phong cách táo bạo sang đơn giản, thực dụng và cổ điển hơn.

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 1 Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 2

Thời trang lúc này đơn giản và thực dụng hơn

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 3 Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 4

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 5 Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 6

Cách ăn mặc của các nghệ sĩ thời bấy giờ cũng đã cởi mở hơn

Tại thành phố Hồ Chí Minh thời điểm này, những con phố thời trang cũng đã xuất hiện rất sớm, điển hình như phố thời trang Nguyễn Trãi. Đây là con phố nhỏ thuộc trung tâm với hơn 300m mà có đến gần 50 shop hàng hiệu. Thời điểm kinh doanh thời trang huy hoàng nhất là vào những năm từ 1995-1998. Sau đó xuất hiện thêm dần những phố thời trang khác như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn… với gu thời trang "bụi", mới và nhanh đổi mốt.

Ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, vào đầu những năm 90 gu ăn mặc cũng có nhiều thay đổi. Phong cách thời trang của người dân chịu nhiều ảnh hưởng của Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, thay vì khá giản tiện và ít thay đổi như thời kỳ bao cấp, xu hướng cũng có nhiều chuyển biến theo hướng xoay vòng có biến tấu. Những chiếc quần thay đổi kiểu dáng đa dạng từ dạng ống côn, phần đùi rộng, tới ống loe rồi lại về ống côn ôm sát đùi hơn và sau đó là quần ống vẩy… Mốt áo phổ biến nhất vẫn là áo nỉ, áo cánh dơi…

Váy lúc này cũng rất được phụ nữ miền Bắc ưa chuộng, từ những chiếc đầm dài vải voan nữ tính cho tới những chiếc jupe óng bộ với áo vest…

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 7

Mốt đóng bộ vest, mặc minijupe của phụ nữ Hà Nội

Cuối thập niên với ảnh hưởng của văn hóa ngoại

Khoảng năm từ năm 96 -99, thời trang hai miền Nam Bắc có xu hướng hòa chung một nhịp khi làn sóng phim ảnh và ca nhạc quốc tế đổ bộ vào nước ta. Điều này có nguyên nhân từ việc người dân cập nhật thông tin chủ yếu qua sách báo, truyền hình, bởi vậy nên các trào lưu thời trang mới cũng qua các kênh này để tiếp cận với công chúng.

Ta có thể điểm qua một số ảnh hưởng nổi bật trong thời này như làn sóng phong cách từ phim dài tập Hàn Quốc, phim truyền hình Âu – Mỹ, các ca sĩ nhóm nhạc đình đám của nước ngoài...

Những phim Hàn Quốc đình đám lúc bấy giờ như Mối tình đầu, Người mẫu, Ước mơ vươn tới một ngôi sao, Cảm xúc… khiến người xem đổ xô đi may những bộ trang phục mang hơi hướng thanh lịch, màu sắc nhã nhặn, hài hòa, kiểu dáng đa dạng… Trang phục công sở của nữ giới cũng trở nên đẹp, chỉn chu, sành điệu hơn cũng từ phong cách Hàn Quốc rất nhẹ nhàng và nữ tính này.

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 8

Làn sóng phim Hàn Quốc đem tới những xu hướng thời trang thanh lịch, nhã nhặn

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 9

Ngôi sao truyền hình thập niên 90 Kim Nam Joo là thần tượng thời trang của phụ nữ Việt

Với cuộc đổ bộ của các ca sĩ, nhóm nhạc nước ngoài mà đại diện tiêu biểu có Spice Girl, Britney Spears, Backstreetboys, Christina Aguilera… đem tới trào lưu áo quây, áo hai dây mặc với quần thụng hoặc váy xếp ngắn đối với nữ giới, và quần áo phong cách năng động khỏe mạnh như mốt mặc áo layer  áo sơ mi bên ngoài, áo thun bên trong), quần vải thô ống xuông, giày thể thao… đối với nam thanh niên…

Sự nghiệp lúc bình minh của các nhà thiết kế và hãng thời trang Việt

Nhắc tới thời trang Việt nửa cuối thập niên 90 ta cũng không thể bỏ qua việc lưu ý tới sự phát triển của các nhà tạo mẫu Việt và các hãng thời trang Việt. Điểm sáng trong các nhà thiết kế ít ỏi và non trẻ lúc bấy giờ là nhà thiết kế Minh Hạnh với việc kết hợp các giá trị truyền thống của trang phục dân tộc với hơi thở đương thời, hiện đại. Đây là một hướng đi rất tích cực, độc đáo có ảnh hưởng tích cực đối với nền thời trang Việt Nam.

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 10

Một mẫu thiết kế của nhà thiết kế Minh Hạnh

Bên cạnh đó, các hãng “made in Viet Nam” như Việt Tiến, May 10, và đặc biệt là sự ra đời năm 98 của nhãn N. ở thời này là khá táo bạo và “ nguy hiểm” bởi sự “sính xu hướng ngoại” như bài viết đã đề cập ở trên của người dân. Tuy nhiên, dù mẫu mã không mấy hấp dẫn bởi chưa bắt kịp xu hướng thì lợi thế giá cả phải chăng, chất lượng bền đã khiến người dân dần dần chấp nhận sử dụng. Nhìn một cách tích cực hơn, đây lại là bước nền cực vững chắc cho sự nở rộ rực rỡ của trào lưu dùng đồ “Made in Viet Nam” xuất khẩu mà chúng sẽ đề cập tới trong kỳ cuối của loạt bài viết này.

Thời trang 90s: Những dấu ấn khó quên! - 11

N. – một trong những thương hiệu thời trang Việt tiên phong

Đón đọc kỳ 3: Thời trang Việt hiện đại – Chú tắc kè hoa đổi màu vào 7h sáng thứ 7 (16/3)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN