Văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân vì trang phục

Văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân ngày càng trở nên phổ biến.

Ăn mặc hở hang nơi công cộng dễ thu hút sự chú ý của kẻ xấu

Trong những ngày qua, mạng xã hội đang dấy lên làn sóng tranh cãi kịch liệt trước vụ án nữ tiếp viên hàng không của hãng PAL Express (Philipine) - Christine Angelica Dacera (23 tuổi) tử vong. Hiện tại vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra .

Theo The Philippines Daily Inquirer cho biết, ngày 4/1, Cảnh sát Makati đang tiến hành lập hồ sơ điều tra 11 người đàn ông. Hiện kết quả điều tra tuy chưa có kết luận chính thức nhưng ban đầu, các nghi phạm bị nghi ngờ xâm hại nạn nhân đến chết. Song, vào thời điểm đó thay vì lên án kịch liệt tội ác của thủ phạm thì công chúng lại chĩa mũi dùi về phía cô gái xấu số.

Nhiều ý kiến cho rằng, chính Dacera cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi gặp nạn. Có người bình luận rằng: "Các bạn nữ cũng nên lấy đây làm bài học để giữ mình, đồng ý các bạn đẹp nhưng hãy ăn mặc kín đáo văn minh chứ đừng cố mặc để khoe cơ thể ra hết mức có thể, một số người đàn ông khi bình thường họ có thể tỉnh táo nhưng khi có chút men trong người mà thấy các bạn nữ ăn mặc hở hang sẽ dễ gây sự ham muốn mà dẫn đến phạm tội".

Chân dung nữ tiếp viên xấu số người Philippines.

Chân dung nữ tiếp viên xấu số người Philippines.

Một số khác lại ra sức miệt thị, chê bai lối ăn vận sexy của người đã khuất. Có thể thấy, hầu hết, dưới phần bình luận của các bài viết về những vụ xâm hại đều đại loại ám chỉ cách ăn mặc của phái nữ chốn công cộng.

Văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân vì trang phục - 2

Nhiều người thẳng thắn chỉ trích lối ăn mặc gợi cảm quá đà của Dacera.

Một số người phụ nữ tại đất nước này lại cho rằng hành động trên là sự phản ứng thái quá và không công bằng với nữ tiếp viên. Đặc biệt, nó còn thể hiện sự coi thường, hạ thấp phái nữ cũng như cho thấy sự phân biệt giới tính và tình trạng "trọng nam khinh nữ" một cách sâu sắc.

Song, điều đó cũng không phải vô lý khi đây không phải là trường hợp đầu tiên tại Philipine. Năm 2018, trong một bài phát biểu của mình, Tổng thống Duterte từng nhấn mạnh: “Báo cáo cho thấy số vụ hiếp dâm ở Davao cao hơn các nơi khác. Chừng nào nơi đó vẫn có nhiều phụ nữ xinh đẹp xuất hiện, số vụ hiếp dâm vẫn sẽ tăng lên”.

Ngoài đời,  Dacera sở hữu gout thời trang bốc lửa. Cô thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc xinh đẹp cùng thân hình quyến rũ.

Ngoài đời,  Dacera sở hữu gout thời trang bốc lửa. Cô thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc xinh đẹp cùng thân hình quyến rũ.

Mặc dù 15/7/2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký ban hành Luật Cộng hòa 11313, là Luật Khoảng trống an toàn nhằm trừng trị các đối tượng có hành vi quấy rối tình dục. Nhưng ở thủ đô Manila, có rất nhiều sự vụ tương tự như trên chỉ bởi vì các cô gái ưa mốt thời trang "thiếu vải" khi ra đường. Tình trạng khẩn cấp đến mức cảnh sát quận Quezon buộc phải đưa ra báo động: “Này các cô gái, đừng mặc trang phục hở hang nữa. Nếu bị người khác quấy rối, bạn sẽ lại tìm đến chúng tôi xin giúp đỡ. Hãy thử nghĩ về điều đó đi”.

Không nói đến chuyện bị quấy rối tình dục chốn đông người, những năm gần đây, tại một số nước châu Á, vấn nạn quay lén, chụp ảnh dưới váy, áo của phụ nữ thậm chí là các bé gái, hay còn gọi là upskirting cũng đang có xu hướng tăng cao, trong đó phải kể đến một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine và cả Việt Nam.

Vấn nạn upskirting đang có xu hướng tăng cao ở nhiều quốc gia châu Á.

Vấn nạn upskirting đang có xu hướng tăng cao ở nhiều quốc gia châu Á.

Gần đây, một cô gái tên D.T.C (Thái Nguyên) cũng là nạn nhân bị quay lén khi đến dự đám cưới của chị gái ở huyện Phú Bình. Thay vì tỏ ra cảm thông, bênh vực cô, khá nhiều comment đổ lỗi cho C theo kiểu "nửa đùa nửa thật": "Xinh thế người ta mới quay", "Con gái con đứa, mặc váy rồi ngồi hớ hênh thế, đàn ông chú ý là phải",...

D.T.C nhận phải nhiều bình luận gay gắt khi diện váy ngắn với khoảng hở ngực hững hờ khi đi đám cưới chị họ.

D.T.C nhận phải nhiều bình luận gay gắt khi diện váy ngắn với khoảng hở ngực hững hờ khi đi đám cưới chị họ.

Trước đó, đầu tháng 3 vừa qua, trên diễn đàn V đã chia sẻ clip ghi lại cảnh một người đàn ông biến thái nằm hẳn xuống đất, ngẩng đầu lên nhìn các cô gái mặc váy ngắn đang nhảy nhót ở phố đi bộ hồ Gươm. Tuy nhiên, thay vì bất bình, nhiều người lại tỏ thái độ đồng tình, thậm chí là trách móc nhóm nhảy nữ cố ý diện trang phục ngắn nơi đông người: "Người ta thấy đẹp nên quay video chụp hình, mình nên hãnh diện mới đúng", "Em mặc váy ngắn mà ngồi như thế, đăng lên mạng ít người bênh lắm em ạ"...

Mặc kín đáo vẫn bị quấy rối, thì lỗi tại ai?

Đáp trả những ý kiến chê bai, chỉ trích các cô gái ăn mặc hở hang chốn đông người mới để xảy ra những sự vụ trên. Kat Alano (35 tuổi), một ngôi sao truyền hình, đã thẳng thắn phản pháo: “Một lần, khi mặc áo phông và quần jean, tôi vẫn bị một người đàn ông nổi tiếng trong ngành giải trí cố tấn công tình dục”, cô nói. Thời điểm đó, Kat mới 19 tuổi. Gã đàn ông xấu xa thậm chí còn đe dọa sẽ hủy hoại sự nghiệp của cô nếu cô dám kháng cự.

Từ đây, dấy lên làn sóng tranh cãi kịch liệt. Nhiều chị em đã lên tiếng chỉ trích lối suy nghĩ trên quá thiển cận khi quy chụp rằng việc hãm hiếp, hiếp dâm là do người phụ nữ ăn mặc không đủ kín đáo.

Theo Arceli Bile, một nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ từ Hội đồng Giáo hội Quốc gia Philippines chia sẻ: “Khi có ai đó lên tiếng tố cáo, luôn luôn có những sự nghi ngờ, đổ tội cho những gì họ kể. Không hiếm trường hợp, nạn nhân còn quay ra tự trách mình”. Điều đó cho thấy, không chỉ ở Philipine nói riêng mà văn hóa các nước châu Á thường có xu hướng gây khó khăn khi các nạn nhân bị tấn công, xâm hại tình dục lên tiếng.

Tại nhiều nước châu Á nói chung, khi người phụ nữ lên tiếng tố cáo về hành vi xâm phạm tình dục thường bị nghi ngờ nhiều hơn sự cảm thông.

Tại nhiều nước châu Á nói chung, khi người phụ nữ lên tiếng tố cáo về hành vi xâm phạm tình dục thường bị nghi ngờ nhiều hơn sự cảm thông.

Điển hình, sự vụ MC dẫn chương trình Zhu Jun (1964) bị tố cáo sờ soạng và cưỡng hôn một nữ nhân viên là Zhou Xiaoxuan (1993) đã từng gây chấn động mạng xã hội Trung Quốc vào tháng 7 năm 2018. Dù cô này khẳng định luôn ăn mặc chỉn chu, đúng mực khi đi làm. Tờ tạp chí The New York Times cho biết, bố của Zhou là một công chức còn mẹ làm việc tại công ty nhà nước. Vì trở ngại tâm lý xấu hổ nên Zhou đành sống trong im lặng và chính bản thân cô cũng phải chịu nhiều tủi nhục suốt 4 năm ròng rã.

Ngân hàng phát triển châu Á Ấn Độ (ADB) cũng khuyến cáo về "việc mặc váy ngắn, để chân trần khá nhạy cảm ở Ấn Độ và có thể dẫn đến quấy rối tình dục" kể từ khi một nữ sinh viên 23 tuổi Ấn Độ bị cưỡng hiếp và qua đời hồi tháng 12 năm 2012. Tuy nhiên, bà Rashida Manjoo - báo cáo viên đặc biệt của LHQ về bạo lực đối với phụ nữ cho hay: Sau cái chết của nữ sinh viên 23 tuổi, kể cả nhiều phụ nữ Ấn Độ đã thay đổi cách ăn mặc cũng không có bất kỳ tác dụng gì trong việc kiềm chế tội phạm tình dục.

 “Ngừng dạy con gái cách ăn mặc. Hãy giáo dục những người khác đừng bao giờ làm những hành động như hiếp dâm”, Frankie Pangilinan, con gái 19 tuổi của một thượng nghĩ sĩ đáp trả. 

2 cô giáo Việt đình đám nhờ mặt xinh, dáng đẹp, mê mốt vừa ngắn vừa bó sát cơ thể

Âu Hà My và Nam Trân yêu thích các thiết kế váy áo ôm sát cơ thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Anh ([Tên nguồn])
Điểm tin thời trang hàng TUẦN Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN