Nam giới "đu trend" chiếc áo dây của cô gái bị quay lén ở Xã Đàn là trò đùa kém duyên?
Vẫn tồn tại những "tiêu chuẩn kép" trong những lựa chọn trang phục của nam giới và nữ giới
Tội lỗi có phải do chiếc áo?
Chiếc áo hở lưng của một cô gái gây tranh cãi suốt nhiều ngày qua.
Các đây một thời gian, cư dân mạng có nổ ra cuộc tranh cãi về trang phục xuống phố của một cô gái. Người này diện chiếc áo buộc dây hở lưng ngồi sau xe máy trên đường Xã Đàn. Có người đã quay lén cô và đăng tải video trên Tik Tok. Điều này kéo theo nhiều bình luận tiêu cực về người trong video khiến cô phải lên tiếng.
Người này cũng cho biết chỉ vì video không rõ đầu đuôi mà gia đình của cô lục đục, bản thân cô phải chấm dứt mối quan hệ tình cảm đang có do không muốn liên lụy người khác.
Người này nhiều lần lên tiếng trên các trang mạng xã hội.
"Các bạn chà đạp tôi chỉ vì một cái áo. Tôi đứng lên bảo vệ bản thân thì các bạn cào cấu, dìm tôi xuống. Tôi buồn thì các bạn bảo tôi giả tạo. Tôi chia sẻ thì các bạn bảo tôi diễn. Tôi chưa bao giờ làm trái lương tâm của mình.
Dù tôi có bị hại, tôi vẫn để thuần phong mỹ tục của Việt Nam làm kim chỉ nam. Còn chuyện tôi mặc gì, ngay từ đầu các bạn đã không có tư cách gì bình phẩm, gièm pha chế nhạo như thế. Nữa là đây tôi bị quay lén rồi các bạn công khai hùa vào lặng mạ tôi" - người này viết trên trang cá nhân.
Cô khẳng định nếu mình im lặng, chiếc quay lén vẫn ở đó, nếu một lần nữa cô mặc chiếc áo đó ra đường mọi người sẽ nhận ra và hiểu lầm.
Hình ảnh người đàn ông diện trang phục tương tự cô gái trên.
Mới đây, cư dân mạng truyền tay nhau video của người đàn ông diện chiếc áo có dáng hở lưng trên phố. Vì có nhiều người dòm ngó nên nam TikToker đã dừng xe, ghi thêm chữ "cấm quay" trên lưng. Một số người cho rằng đây là hành động "đu trend" vụ cô gái bị quay lén khi mặc áo hở lưng trước đó.
Cư dân mạng liên tiếng: "Quay ở đường nên bảo không phải quay lén. Nạn nhân không mặc áo khoác là nạn nhân sai. Lên tiếng tự bảo vệ quyền lợi thì bảo nạn nhân muốn nổi tiếng. Nạn nhận bị bạo lực mạng thì bảo xứng đáng làm thì phải chịu. Sao lại có thể vô lý như vậy", "nếu hở lưng là phản cảm thì đầm backless đã không tồn tại",....
"Tiêu chuẩn kép" về trang phục
Phụ nữ phải chịu những tiêu chuẩn kép so với nam giới.
"Tiêu chuẩn kép" (Double Standard) được hiểu là quy tắc, tiêu chuẩn về những điều được xem là chuẩn mực nhưng được áp dụng ở mức độ khác nhau với tùy nhóm người hoặc hoàn cảnh. Trong thời trang điều này cũng tồn tại. Ví dụ như việc nam giới cởi trần được xem là điều bình thường nhưng phụ nữ không mặc áo ngực bị xem là phản cảm.
Rất nhiều cuộc biểu tình đòi quyền tự do ăn mặc cho phụ nữ.
Người ta có thể nêu lên quan điểm cá nhân rằng như vậy không đẹp, không hợp mắt nhưng việc lăng mạ, đánh giá chỉ qua trang phục là điều không nên. Các cô gái luôn được dạy phải ăn mặc kín đáo để tránh những điều không hay nhưng việc giáo dục nam giới làm chủ hành động của mình lại không được coi trọng.
Họ thường đổ lỗi cho trang phục của phụ nữ là nguyên nhân dẫn đến việc bị quấy rối, cưỡng bức nhưng cho dù bạn không diện hở bạn cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân. Một triển lãm được tổ chức tại Bỉ có tên "Bạn mặc gì vào ngày bị xâm hại" khiến người ta phải nhìn nhận lại suy nghĩ trên: Mặc kín không có nghĩa là an toàn.
Một số trang phục tại triển lãm "Bạn mặc gì vào ngày bị xâm hại".
Những tưởng hiện tại phụ nữ đã không còn phải chịu sự kìm kẹp về trang phục mang nặng định kiến giới nhưng nó vẫn bám rễ rất sâu trong tư duy của nhiều người.
Phụ nữ vẫn không ngừng đấu tranh để nêu lên tiếng nói nữ quyền trong thời trang như trào lưu "Free the nipple", biểu tình chống quan niệm tiêu cực về trang phục phụ nữ,... Nhưng điều này cần sự chung tay của cả hai giới.
Đến khi nào người ta mới thừa nhận, phụ nữ có quyền mặc những gì mình muốn miễn là không vi phạm pháp luật, không phạm phải những nội y được ban hành tại các địa điểm cụ thể?
Nguồn: [Link nguồn]
Việc phái đẹp có cần hay không sự đồng ý của nam giới về lựa chọn trang phục của mình gây ra nhiều ý kiến trái chiều.