Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Thực sự những chiếc quần jeans chúng ta đang mặc đến từ đâu?”

Việc sở hữu những chiếc quần jeans trong tủ quần áo của mỗi người không còn là điều xa lạ. Đa phần chúng được sản xuất ở Trung Quốc và các nước thứ ba.

Dù vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi: "Thực sự những chiếc quần jeans chúng ta đang mặc đến từ đâu?". Một phóng sự ảnh chân thực của Micha Peled sẽ đưa bạn vào xem phía bên trong một nhà máy sản xuất đồ jean ở miền Nam Trung Quốc, nơi các công nhân ít tuổi mỗi ngày đều phải đấu tranh để tồn tại trong điều kiện làm việc khắc nghiệt:

17 tuổi, Jasmine bỏ quê nhà lên thành phố để làm việc cho một nhà máy, nơi có ước tính khoảng 130 triệu người nhập cư để lao động.

Với những thanh niên trẻ, nhất là phái yếu, Jasmine cho rằng em đã thực sự may mắn khi tìm được việc làm ở một nhà máy lắp ráp quần áo denim để xuất khẩu cho các công ty nước ngoài.

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 1

Bỏ làng quê lên thành phố dường như là sự lựa chọn duy nhất cho người nghèo muốn kiếm sống ở các vùng quê Trung Quốc.

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 2

Jasmine rời khỏi ngôi làng Sichuan để đến làm việc tại một nhà máy. Em chờ đón một cuộc sống mới với 2 ngày ngồi trên tàu hoả. Jasmine sẽ không thể trở về thăm nhà trong vòng hơn 1 năm tới.

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 3

Những người ngoại tỉnh lên lao động ở thành phố thường phải chen chúc nhau trong ký túc xá chật hẹp. Nước sinh hoạt phải xách bằng xô lên mỗi tầng. Mỗi bữa ăn và tiền thuê nhà đều bị khấu trừ vào tiền lương mỗi tháng. Số tiền lương họ được nhận thường ít hơn 1$/ngày (khoảng 20 ngàn VND). (Ảnh chụp nơi ở của những người lao động nghèo)

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 4

Suất ăn của người lao động tại các nhà máy. Hầu hết các mẫu quần jeans mà những người lao động này làm ra đều được mua bởi các nhà bán lẻ ở Mỹ và các nước xung quanh

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 5

Jasmine trong ngày làm việc đầu tiên. Jasmine chia sẻ, em ở chung với 12 đồng nghiệp trong một căn phòng tạm bợ được trát bằng xi măng lạnh lẽo. Tất cả đều làm việc làm việc từ 8h sáng đến 2h đêm, 7 ngày 1 tuần. Công việc là loại bỏ xơ chỉ thừa, thùa khuyết từ những chiếc quần jeans mới sản xuất.

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 6

Jasmine trong giờ làm việc

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 7

 Làm việc nhiều giờ liên tục, Jasmine thậm chí chẳng buồn ăn trưa mà chỉ mong có thời gian để chợp mắt

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 8

Cách thông dụng nhất để những người lao động không ngủ gục khi làm việc quá mệt. Nếu bị phát hiện ngủ gật họ sẽ bị chủ phạt và trừ lương – đây là hậu quả đáng sợ nhất của người lao động tại đây. Những hào hứng ban đầu của Jasmine về suy nghĩ có thể nhanh chóng giúp đỡ gia đình với mức lương của mình đã bị dập tắt bởi những giờ làm việc dài và sự chậm trễ trong việc trả lương. 

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 9

Để có được đơn hàng hợp đồng liên tục, người chủ phải đồng ý với mức giá xuất hàng rất thấp và tiến độ giao hàng chặt chẽ. Để làm được điều này, họ thường cắt giảm lương công nhân tối đa và đòi hỏi công nhân phải làm việc suốt ngày đêm. (Hình ảnh công nhân trong phòng là đồ)

Một ngày của nữ công nhân may 17 tuổi - 10

Chúng ta có muốn mặc lên người những chiếc quần jeans vốn được làm từ những đứa trẻ chưa đủ tuổi thành niên và hàng triệu công nhân bị bóc lột sức lao động mỗi ngày?!

Thật thế, đa số những chiếc quần jeans tưởng chừng như bình thường và quen thuộc với mỗi người dân hằng ngày lại được làm từ bàn tay chằng chịt chai sần của hàng triệu người lao động nghèo khổ trên khắp thế giới.

Họ phải làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ, thiếu thốn và không công bằng. Bóc lột sức lao động và sử dụng lao động trái phép trong ngành may mặc khổng lồ của Trung Quốc và một số nước kém phát triển đang là vấn nạn nhức nhối cần lên tiếng.

Với ý thức của mỗi người tiêu dùng, chúng ta hãy loại bỏ các sản phẩm thời trang được mang đến từ những nhà máy bóc lột, từ những thương hiệu thời trang không rõ nguồn gốc nguồn gốc. Cùng nhau làm từng việc nhỏ để thay đổi điều to lớn – đó chính là thông điệp kêu cứu được phát ra từ ngành công nghiệp thời trang thế giới mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thùy (theo Pbs) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN