Lịch sử hãng giày được nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đi trong ngày lễ kế vị
Bally là thương hiệu cao cấp đến từ Thuỵ Sĩ, được hình thành từ năm 1851, cung cấp các sản phẩm như quần áo may sẵn, giày dép, túi xách và phụ kiện bằng da hoàn hảo.
Hình ảnh của xưởng giày thời kỳ đầu hoạt động.
Từ xưởng đóng giày đến “Di sản văn hóa” của Thụy Sĩ
Thị trường thời trang, đặc biệt trong ngành thời trang xa xỉ, di sản là một thước đo khẳng định đẳng cấp mà mọi thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Với tuổi đời tận 168 năm, Bally tự hào là người anh cả tiên phong trên thị trường thời trang cao cấp, ra đời trước cả “ông lớn” Louis Vuitton. Hai anh em nhà Bally, Carl Franz Bally và Fritz Bally từ việc đóng ra những đôi bốt nữ cột dây bằng da ngay tại quê nhà của hai người – thành phố Schonenwerd, Thuỵ Sĩ đã thành lập thương hiệu vào năm 1851. Một trong những bước ngoặt vàng son đáng nhớ nhất của hãng khi Nữ Hoàng Vương Quốc Anh – Elizabeth Đệ Nhị mang trên chân mình đôi giày lụa vàng Bally trong lễ kế vị của bà gần 70 năm trước.
Với lịch sử trải dài từ giữa thế kỷ 19 đến nay, Bally xứng đáng là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp lâu đời và có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Nếu người Anh họ tự hào với vẻ quý tộc của Burberry, người Pháp hào hoa, lãng mạn với Chanel, Dior thì vẻ cổ điển, thanh lịch của Bally chính là đại diện cho phong cách của người Thụy Sĩ.
Những dấu ấn “vĩ đại”
Trong chuyến hành trình từng bước trở thành “niềm tự hào” của Thụy Sĩ, Bally đã tạo ra những dấu ấn sâu đậm đặt nền móng cho sự phát triển của nền công nghiệp thời trang hiện đại ngày nay.
Đầu thế kỷ 20, Bally được xem là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới với 7000 nhân viên chính thức và 4 triệu đôi giày được sản xuất mỗi năm.
Từ lâu, Bally đã không chỉ là một thương hiệu quốc gia đơn thuần mà đó còn là “di sản nghệ thuật” của người Thụy Sĩ.
Bally là một trong những hãng đầu tiên sản xuất phim quảng cáo cho riêng mình và nhân vật chính lúc bây giờ chính là “Danh hài huyền thoại” Charlie Chaplin. Đặt nền móng cho sự trình làng của các video campaign của làng mốt sau này.
Bảo tàng của Bally được đặt tại Schönenwerd, Thụy Sĩ, nơi trưng bày những di sản của nhà mốt cũng là một trong những “bảo tàng thời trang” đầu tiên trên thế giới.
Đôi giày trượt tuyết nổi tiếng The Bally Rominger Ski Boots từng được nhiều nhà vô địch lựa chọn tại The St. Moritz Winter Olympics.
Vào lúc 11 giờ 30 phút sáng ngày 29-5-1953, Edmund Hillary và Tenzing Norgay chính thức trở thành những người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Sau đó, Edmund Hillary được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ, còn Tenzing Norgay được trao tặng huy chương. Và đôi Bally Reindeer-Himalaya boots chính là chứng nhân lịch sử đồng hành cùng họ trong chuyến hành trình huyền thoại ấy.
Bally cũng là một trong những hãng đầu tiên tạo ra định nghĩa về poster quảng cáo với tấm poster màu do nghệ sĩ đồ họa nổi tiếng người Pháp - Bernard Villemot thực hiện.
Thương hiệu Thụy Sĩ cũng là một trong những nhà tiên phong tấn công vào thị trường thời trang cao cấp của Trung Hoa. Và sau đó là hàng loạt thị trường như Bắc Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Úc, Malaysia, Ả Rập Saudi, Brazil, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ…chỉ trong vòng một thập kỷ.
Để có diện mạo nguy nga, lộng lẫy của những cửa hàng flagship thời trang hàng đầu thế giới ngày nay, Bally đã góp một phần không nhỏ. Bằng chứng là một trong những cửa hàng flagship đầu tiên trên thế giới được giới thiệu tới công chúng đặt tại Zürich được thiết kế bởi Andrée Putman là một dự án gây chấn động của Bally thời điểm bấy giờ.
Với những thành tựu to lớn đủ để thấy tầm vóc và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bally như thế nào đến làng thời trang thế giới trong chuyến hành trình trải dài ba thế kỷ qua.
Sứ mệnh của flagship store không nhắm vào lợi nhuận mà quan trọng nhất là phải truyền tải hình ảnh, thu hút sự chú ý vào thương hiệu, khẳng định đẳng cấp và giúp thương hiệu nổi bật so với các đối thủ. Chỉ cần nhìn vào flagship, bạn sẽ biết được mọi thông tin như: “Chúng tôi là ai? Chúng tôi chuyên về cái gì?” bởi không chỉ to nhất, đẹp nhất, độc đáo nhất, chúng còn tràn ngập dấu ấn của một hãng thời trang. |
Với một nghệ sĩ giàu có như Sơn Tùng thì món đồ hàng hiệu có giá 1 tỷ đồng cũng không gây bất ngờ cho người hâm mộ.