Đệ nhất Phu nhân Hàn bị thẩm vấn và sự khủng hoảng của chiếc túi hiệu
Người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho hàng xa xỉ. Trải qua đại dịch COVID-19 và biến động kinh tế, không còn nhiều người đủ khả năng bỏ tiền mua những chiếc túi hiệu, trang sức đắt đỏ, có món giá gần bằng căn hộ vừa và nhỏ.
Một trong những đề tài được bàn tán nhiều nhất Hàn Quốc những ngày qua là vụ bà Kim Keon Hee bị thẩm vấn suốt 12 giờ trong tòa nhà chính phủ. Lý do Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn liên quan cáo buộc nhận túi xách hàng hiệu từ một mục sư đổi lấy lợi ích.
Chiếc túi xách bê bối có giá 2.400 USD (khoảng 64 triệu đồng), mức giá được cho là "không quá cao" so với nhiều chiếc túi đắt đỏ khác của Dior, Hermes. Song, vụ việc trở thành bê bối do từ lâu Dior gắn với thời trang cao cấp, biểu hiện của giới nhà giàu.
Vụ bê bối túi xách Dior của Đệ nhất phu nhân Hàn xảy ra giữa lúc hàng thời trang xa xỉ đối mặt khủng hoảng. Giữa lúc kinh tế khó khăn, việc chiếc túi "biểu tượng của giới thời trang" trở thành "vật đổi lợi ích" gây chấn động.
Túi Dior khiến Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn.
Thị trường hàng xa xỉ gặp khó khăn
Các nhà phân tích và giám đốc điều hành cấp cao của loạt thương hiệu thời trang xa xỉ cảnh báo thị trường hàng xa xỉ ở Trung Quốc đang trượt dốc, rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài. Tình hình này khó có thể cải thiện trong năm nay, nhất là khi ngành công nghiệp chứng kiến mức giảm 200 tỷ USD trong những tháng gần đây.
Theo Reuters, cảnh báo lợi nhuận giảm sâu của Burberry và Hugo Boss cùng mức giảm 27% doanh số bán hàng theo quý của Richemont (công ty mẹ của hãng trang sức Cartier) tại đại lục, Macau, Hong Kong (Trung Quốc) càng khẳng định về sự xuống cấp của hàng xa xỉ.
Năm 2023, Trung Quốc chiếm 16% trong tổng doanh thu 393,8 tỷ USD đến từ thị trường thời trang xa xỉ.
Hiện, người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho hàng xa xỉ. Trải qua đại dịch COVID-19 và biến động kinh tế, không còn nhiều người đủ khả năng bỏ tiền mua những chiếc túi hiệu, trang sức đắt đỏ, có món giá gần bằng căn hộ vừa và nhỏ.
Những chiếc túi, trang phục có giá bằng cả căn hộ ngày càng khó bán.
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế công bố ngày 15/7 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự kiến. Trong quý II/2024, tình trạng bất động sản đóng băng, suy thoái kéo dài và bất ổn việc làm cản trở sự phục hồi của ngành thời trang xa xỉ (vốn đã mong manh từ sau đại dịch COVID-19).
“Kỳ vọng về báo cáo thu nhập quý II trong lĩnh vực xa xỉ vốn đã thấp, hàng loạt báo cáo ảm đạm dập tắt hy vọng thị trường phục hồi trong nửa cuối năm nay”, chuyên gia phân tích.
Theo chuyên gia của công ty phân tích thị trường Bernstein, sau chuyến thăm đến Trung Quốc gần đây, họ nhận thấy thị trường đang trong quá trình phục hồi, chưa thể phát triển mạnh mẽ. Báo cáo doanh số hàng quý của tập đoàn sở hữu thương hiệu Cartier tô đậm nỗi lo của giới đầu tư hàng xa xỉ về nhu cầu ảm đạm ở Trung Quốc.
Trước đó, công ty dự đoán 2024 năm thị trường hàng xa xỉ phát triển chậm nhất, tính từ lúc đại dịch bùng nổ. Chuyên gia cho rằng giới nhà giàu Trung Quốc tránh phô trương sự giàu có. Họ không muốn phí tiền vào những chiếc túi xách đắt đỏ bằng cả căn hộ.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán London, Anh, lo ngại về thị trường xa xỉ tại Trung Quốc ảm đạm khiến các nhà đầu tư hoảng sợ, khiến ngành công nghiệp mất hơn 200 tỷ USD doanh thu kể từ tháng 3.
Trong đó, LVMH (công ty mẹ của loạt thương hiệu đắt đỏ Louis Vuitton, Celiné, Dior, Fendi…) mất khoảng 93 tỷ USD. Tập đoàn thời trang xa xỉ bị ASML (tập đoàn chuyên cung cấp linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới) vượt mặt hồi tháng 6, giành lấy danh hiệu công ty có giá trị thứ hai tại châu Âu.
Thị trường ảm đạm khiến người đứng đầu tập đoàn là Bernard Arnault đuối sức trong cuộc đua giành danh hiệu người giàu nhất thế giới.
Thời điểm thị trường thời trang cao cấp “ăn nên làm ra”, tỷ phú người Pháp từng vượt Elon Musk và Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới. Hiện, Bernard Arnault đứng thứ ba trong danh sách tỷ phú của Forbes, khối tài sản kém Elon Musk (người giàu nhất thế giới hiện tại) đến 63 tỷ USD.
Các nhà phân tích tại JPMorgan cho biết cần có những dấu hiệu cải thiện trong hoạt động kinh doanh để thị trường thời trang xa xỉ phần nào vực dậy vào dịp cuối năm.
Trong khi đó, Flavio Cereda, giám đốc chiến lược đầu tư thương hiệu xa xỉ của GAM, cho biết ông đang chờ đợi dấu hiệu nào cho thấy chi tiêu tăng. Tuy nhiên, điều đó không dễ dàng.
Giới siêu giàu vẫn mạnh tay chơi đồ hiệu?
Theo ước tính của Visible Alpha, tăng trưởng doanh số hữu cơ trong quý 2 của LVMH dự kiến không đổi so với quý trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Kering, công ty đang cải tổ nhãn hiệu chính Gucci, dự kiến sẽ công bố mức giảm 9% trong doanh số quý 2.
Báo cáo hàng quý cũng có khả năng cho thấy các thương hiệu xa xỉ ở phân khúc cao cấp hoạt động tốt hơn, khi giới siêu giàu vẫn tiếp tục chi tiền.
Birkin Hermes, thương hiệu chuyên sản xuất những chiếc túi xách có giá hơn 10.000 USD, có khi hàng trăm nghìn USD. Birkin là công ty xa xỉ duy nhất có giá cổ phiếu tăng trong năm qua. Công ty dự kiến đạt mức tăng trưởng doanh số 13% trong quý 2.
Hàng xa xỉ ngày càng khó sống.
Brunello Cucinelli, nhãn hiệu xa xỉ của Italy, bất chấp sự chậm lại của ngành. Tuần trước, công ty báo cáo mức tăng trưởng doanh số trong nửa đầu năm gần 15%, nhờ tập trung vào những người mua sắm cao cấp.
Theo Bain, trong nhiều năm qua, ngành hàng xa xỉ đã dựa vào nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc đối với hàng hóa cao cấp, với thị trường này tăng gấp ba lần về quy mô từ năm 2017-2021.
Những người giàu có và tầng lớp trung lưu đã chi tiêu mạnh tay cho các mặt hàng xa xỉ từ túi xách đến thời trang hàng hiệu vào đầu năm 2023, sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do COVID-19. Tuy nhiên, việc mua sắm bị dồn nén bắt đầu mất đà vào đầu năm ngoái khi cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng.
Tình hình suy thoái kéo dài có thể khiến một số thương hiệu phải chậm lại kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, mặc dù Chanel cho biết họ có kế hoạch tiếp tục đầu tư vào các cửa hàng mới tại đại lục vì đang muốn bắt kịp các thương hiệu cạnh tranh.
Nhà phân tích Zuzanna Pusz của UBS cho biết Thế vận hội Olympic Paris mùa hè này có thể tác động thêm đến doanh số bán hàng xa xỉ, do nhiều khu vực tại kinh đô thời trang của châu Âu bị cắt đứt nguồn khách mua sắm, làm chậm triển vọng khôi phục đà tăng trưởng lợi nhuận cho các công ty xa xỉ.
Georgina Rodriguez ưa chuộng những thiết kế quyến rũ, khoe trọn vòng 1 căng đầy.
Nguồn: [Link nguồn]