Đàn ông mặc váy sẽ không còn bị coi là quái đản trong tương lai gần?

Những tưởng váy là món đồ dành riêng cho phái đẹp nhưng thực tế cho thấy ở thời cổ đại cả đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục giống nhau.

Váy là trang phục của cả nam và nữ

Quần áo không phải lúc nào cũng được tách ra thành trang phục dành cho nam và trang phục dành cho nữ. Trong các di khảo tìm được, người ta thấy ở thời cổ đại trang phục của nam và nữ là giống nhau từ Ai Cập đến Hi Lạp, La Mã. Thiết kế trang phục cổ điển của Hy lạp thường là vải rủ, tạo hình bằng ghim và nút hay còn gọi là chiton dành cho cả hai giới tính.

Phục trang của người Aztec cũng tương tự như vậy, dựa trên ý tưởng về váy vì dễ thiết kế và giúp người mặc tự do di chuyển. Nhìn vào trang phục truyền thống của nhiều quốc gia hiện nay, điều này càng được khẳng định. Ở Trung Quốc có áo choàng, Nhật Bản với kimono, sarong tiêu biểu cho Indoniesia hoặc caftan ở các nước Trung Đông và Nam Phi.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc váy.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc váy.

Trang phục của binh lính La Mã cũng có dạng tương tự váy.

Trang phục của binh lính La Mã cũng có dạng tương tự váy.

Bước chuyển từ váy sang quần

Hai yếu tố quyết định đến việc thiết kế quần thuở ban đầu là điều kiện thời tiết và sự thuận tiện cho việc cưỡi ngựa. Chiếc quần có tuổi thọ lâu đời nhất được tìm thấy là quần cưỡi ngựa của người Mông Cổ đã tồn tại hơn 3000 năm. Sau đó, ở châu Âu vào thế kỷ 14, 15 sự phát triển của nghề dệt may đã dần thay đổi cách ăn mặc của đàn ông và phụ nữ. Thay vì mặc váy giống nhau, nam giới bắt đầu đeo tất bó ngoài váy.

Chiếc quần cưỡi ngựa của người Mông Cổ có niên đại 3000 năm.

Chiếc quần cưỡi ngựa của người Mông Cổ có niên đại 3000 năm.

Tuy nhiên ranh giới giữa quần dài dành cho nam và váy dành cho phụ nữ không hoàn toàn được thiết lập, quần tây vẫn bị phồng lên với tỉ lệ giống váy. Đến thời kỳ đầu Victoria xu hướng nam mặc váy giống nữ mới dần thoái trào. Trang phục điển hình cho quý ông thế kỷ 18 khá nữ tính và kì công chẳng kém gì phái đẹp với chất liệu sequin. Ở thời điểm này những chiếc váy được quý tộc mặc đã nhường chỗ cho quần áo đơn giản hơn.

Trang phục sặc sỡ và cũng không kém phần cầu kỳ của đàn ông.

Trang phục sặc sỡ và cũng không kém phần cầu kỳ của đàn ông.

Đến giữa thế kỷ XX, những chiếc váy dành cho nam giới chính thức nằm trong góc tủ. Và tất nhiên phải mất một khoảng thời gian dài để thay đổi những thiết kế có phần cồng kềnh và rườm rà của thế kỷ trước trở nên hiện đại như bây giờ.

Dấu vết của thời đại cũ vẫn còn thể hiện ở cổ cồn dựng đứng.

Dấu vết của thời đại cũ vẫn còn thể hiện ở cổ cồn dựng đứng.

Sự trở lại của xu hướng đàn ông mặc váy

Việc thúc đẩy đàn ông mặc váy không phải đến bây giờ mới được thực hiện. Năm 1985 nhà thiết kế thời trang người pháp Jean Paul Gaultier đã cho ra mắt bộ sưu tập váy dành cho đàn ông. Các nhà thiết kế nổi tiếng như Vivienne Westwood, Giorgio Armani, John Galliano, Kenzo, Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto cũng tạo ra váy nam.

Thiết kế trong bộ sưu tập của Jean Paul Gaultier năm 1985.

Thiết kế trong bộ sưu tập của Jean Paul Gaultier năm 1985.

Nhà thiết kế quần áo Marc Jacobs - người đã tham dự Met Gala 2012 trong chiếc váy ren đen với quần short boxer trắng từng nói mình không muốn mặc một bộ tuxedo nhàm chán. Năm 2017, người ta thấy những cậu thiếu niên theo học tại Học viện Isca ở Exeter (Anh) xuất hiên cùng những bộ váy đồng phục nhằm chống bất bình đẳng giới. Tạp chí Vogue nói rằng, phong trào đàn ông mặc váy đang bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.

Các em học sinh nam mặc váy đến trường.

Các em học sinh nam mặc váy đến trường.

Mới đây, tại Tuần lễ thời trang Paris 2019, thương hiệu Maison Francesco Scognamiglio đã mang đến thiết kế phi giới tính khi nhiều người mẫu nam mặc váy. Hay nhà thiết kế Thom Brown dũng cảm để người mẫu nam tô son điểm phấn, mặc váy ballet, váy tennis lên sàn catwalk. Đây không phải lần đầu tiên ông để những chàng trai mặc váy và đi giày cao gót. Bộ sưu tập xuân hè 2018 của nhà thiết kế người Mỹ này cũng có nhiều bộ trang phục nữ tính.

Người mẫu nam mặc một trong các thiết kế cùa thương hiệu Maison Francesco Scognamiglio.

Người mẫu nam mặc một trong các thiết kế cùa thương hiệu Maison Francesco Scognamiglio.

Người mẫu nam mặc váy ballet trong show diễn của Thom Brown.

Người mẫu nam mặc váy ballet trong show diễn của Thom Brown.

Ở Việt Nam, cũng đã có những nhà thiết kế mạnh dạn đưa ý tưởng đàn ông mặc váy vào bộ sưu tập. Năm 2013, trong chương trình Thời trang và Đam mê, một nhà thiết kế trẻ đã cho ra mắt những bộ váy màu hồng dành nam. Cư dân mạng tỏ ý phẫn nộ, buông lời chê trách đây là một sự phản cảm, Việt Nam không phải là Scotland mà đàn ông ăn mặc như phụ nữ,... Có vẻ khi đó, đây là một hiện tượng rất khó có thể chấp nhận.

Nam giới mặc váy hồng bị chê là phản cảm.

Nam giới mặc váy hồng bị chê là phản cảm.

Là người đi đầu trong xu hướng thời trang này ở Việt Nam, Đỗ Mạnh Cường đã giới thiệu bộ sưu tập mang tên Huyền thoại của những chiếc váy đen dựa trên bộ đồ của đàn ông Ai Cập cổ đại là áo rủ giống váy. Đặc biệt người mẫu nam còn trình diễn bộ đồ trên đôi giày cao 20 cm. So với những thiết kê trên, việc chọn ý tưởng rõ ràng cùng tone màu đen chủ đạo giúp bộ sưu tập được tiếp nhận dễ dàng hơn, không vướng phải dị nghị của dư luận.

Một thiết kế trong bộ sưu tập của Đỗ Mạnh Cường.

Một thiết kế trong bộ sưu tập của Đỗ Mạnh Cường.

Màu chủ đạo của bộ sưu tập là màu đen.

Màu chủ đạo của bộ sưu tập là màu đen.

Trong tương lai rất có thể xu hướng đàn ông mặc váy sẽ quay trở lại vì gần như cả thế giới đã sẵn sàng chấp nhận, nó không chỉ chứng minh sự phá cách trong thời trang mà quan trọng hơn là hướng tới sự bình đẳng giới tính.

Show thời trang nam cực độc đáo: Đàn ông mặc váy ballet, đầm đèn lồng

Khi đàn ông mặc váy, mua ballet: Chuyện lạ chỉ có ở show diễn của ThomBrowne.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN