Chuyện của những bộ quần áo được sản xuất trong tù
Có bao giờ bạn nghĩ rằng, những bộ trang phục chúng ta mặc hằng ngày lại được sản xuất từ... các nhà tù?
Khi nói đến nơi sản xuất trang phục của ngành công nghiệp thời trang, chắc hẳn bạn sẽ hình dung ngay trong đầu những công xưởng rộng lớn, những nhà máy quy mô và hoành tráng. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, có những bộ quần áo mà chúng ta mặc hàng ngày lại được thực hiện từ những tù nhân?
Có vẻ khá lạ tai, tuy nhiên quy trình sản xuất quần áo trong các trại cải tạo đã xuất hiện từ những năm 1930 tại Anh và Mĩ. Lúc bấy giờ ở Mĩ, có đến 78 nhà máy được đặt trong các nhà tù liên bang, mục đích là để sản xuất ra các vật dụng dùng cho tù nhân như đồng phục hoặc sản xuất trang phục dùng trong quân đội. Ở Anh cũng có khoảng 63 mô hình tương tự được áp dụng bên trong các nhà tù trên khắp nước Anh và xứ Wales.
Mô hình sản xuất quần áo trong nhà tù bắt đầu nở rộ tại khắp nơi trên thế giới
Tận dụng nguồn nhân công rẻ
Rõ ràng với việc đặt xưởng may thời trang bên trong các nhà tù, các nhãn hàng sẽ tận dụng được nguồn nhân công với giá rẻ, đó chính là các tù nhân đang trong quá trình cải tạo. Những tù nhân này sẽ được tham gia vào các khóa đào tạo, huấn luyện và sau đó là thực hành, vừa có thể lao động vừa có thể nhận lương trong quá trình ở tù. Chắc chắn đây là một nguồn nhân công tận tụy, chăm chỉ và gắn bó.
Chính vì lí do đó, ngày càng có nhiều thương hiệu phát triển mô hình sản xuất trong phục trong nhà tù và không ngần ngại quảng bá về mô hình này. Ba năm trước, Thomas Jacob đã cho ra mắt một dòng thời trang dạo phố mang tên Pieta, được sản xuất bởi tù nhân trong các nhà tù ở Peru. Dòng thời trang này khi mới ra đời đã bị nghi ngờ về chất lượng cũng như vấp phải một số ý kiến phản đối vì cho rằng nó lợi dụng sức lao động của các tù nhân.
Ngày càng có nhiều thương hiệu phát triển mô hình sản xuất trong phục trong nhà tù và không ngần ngại quảng bá về mô hình này
Tuy nhiên, Thomas Jacob đã khẳng định rằng những tù nhân này được trau dồi kĩ năng chuyên sâu trước khi tham gia vào dây chuyền sản xuất, và những sản phẩm do họ làm ra đạt chất lượng kiểm định gắt gao, hoàn toàn có thể so sánh với những dòng thời trang cao cấp. Và đặc biệt, những tù nhân này được trả lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Mô hình sản xuất trang phục trong tù phát triển trên thế giới
Hay như thương hiệu Prison Blue Jeans cũng đã tiến hành mô hình sản xuất trang phục trong nhà tù kể từ năm 1989. Với nhiều máy móc đặt trong nhà tù Oregon Correctional Institute và nguồn nhân công là các tù nhân tại đây, dây chuyền sản xuất này đã phát huy được tối đa năng suất, đem đến cho thương hiệu một dòng sản phẩm chất lượng và một nguồn thu kha khá.
Thương hiệu đến từ Hà Lan Stripes Clothing thậm chí đã lấy khẩu hiệu “sản xuất tại nhà tù, cảm hứng cho sự tự do” để gây sự chú ý và cho ra đời cả một bộ sưu tập với họa tiết kẻ sọc ngnag tựa như trang phục tù nhân. Năm nay, thương hiệu này dự định sẽ còn mở rộng mô hình đặt xưởng sản xuất trong nhà tù sang các quốc gia khác như Bỉ, Pháp và Mĩ.
Với nhiều máy móc đặt trong nhà tù, nguồn nhân công là các tù nhân tại đây, dây chuyền sản xuất này đã phát huy được tối đa năng suất, đem đến cho thương hiệu một dòng sản phẩm chất lượng và một nguồn thu kha khá.
Những trang phục được sản xuất trong tù không thua kém gì các xưởng sản xuất bên ngoài
Nhà sản xuất tận dụng được nguồn nhân công rẻ và dồi dào, có địa điểm để đặt các máy móc sản xuất hàng loạt. Các tù nhân được cải tạo bằng công việc lợi ích, được đào tạo nghề và hưởng lương. Xem ra đây là một mô hình có lợi về nhiều mặt và mang đến những ý nghĩa tích cực. Có lẽ mô hình này sẽ còn được nhân rộng hơn nữa trên thế giới và biết đâu Việt Nam cũng sẽ áp dụng. Điều này hoàn toàn xứng đáng được ủng hộ, phải không?