9 bí mật trang phục của vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ
Một bộ đồ thi đấu của các vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ có thể có giá lên tới 270 triệu đồng.
Đội tuyển thể dục dụng cụ nữ có trang phục thi đấu được đánh giá là đầu tư và đẹp nhất tại Thế vận hội Rio 2016. Tuy nhiên trang phục thi đấu của họ không chỉ có vải co giãn spandex hay pha lê Áo mà đằng sau nó còn có nhiều bí mật thú vị khác.
1. Mất 2 năm để thiết kế
Theo Kelly McKeown, Giám đốc thiết kế của EVP và GK Elite, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế đồ cho đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia từ năm 2000, thì để tạo ra bộ đồ thi đấu không hề đơn giản. Điều bất ngờ là quá trình đó kéo dài tới 2 năm. Các chuyên viên và nhà thiết kế phải thực hiện nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, cải tiến mới tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh.
Nếu muốn sử dụng một chất liệu hay ứng dụng một kỹ thuật mới, chuyên viên sẽ phải lên một loạt các bài kiểm tra như: Kiểm tra mặc, kiểm tra trong khâu giặt…
Mất 2 năm để thiết kế trang phục thi đấu cho các vận động viên
2. Mỗi bộ đồ áo liền quần được may riêng theo từng vận động viên
Trang phục của các vận động viên có ảnh hưởng nhất định tới thành tích thi đấu của họ. Vì thế mỗi bộ đồ thi đấu được may riêng theo từng số đo của các vận động viên thể dục dụng cụ của đội tuyển Mỹ. Theo McKeown giải thích kỹ hơn, mỗi vận động viên có một hình thể khác nhau và phải có cách cắt vải khác nhau. Chẳng hạn như Simone Biles là nữ vận động viên cơ bắp, vai rộng và hông rất hẹp. Vì thế các nhà thiết kế phải chú ý cắt vải sao cho phù hợp với đặc thù cơ thể này của Biles.
Việc may đo theo từng vận động viên sẽ giúp trang phục luôn vừa vặn, không bị bục hay hở “tam giác mật” khi thi đấu.
3. Mỗi vận động viên có tới 3 mẫu thử cho một bộ áo liền quần
Trang phục của vận động viên luôn được đầu tư nhất Thế vận hội
Con số này bằng với lần thử khi may váy cô dâu. Fitting (khung mẫu thử) là thứ rất quan trọng khi may đo những trang phục phức tạp, cao cấp, giúp trang phục vừa khít với cơ thể của người mặc. McKeown và nhóm của cô sẽ phải tới gặp từng vận động viên để cùng họ thử fitting. Mỗi vận động viên sẽ được đo kích thước. Sau khi hoàn thành đồ thi đấu sẽ được gửi tới từng vận động viên để họ thử mặc trước khi thi đấu.
Sẽ mất khoảng 4 – 6 tuần để sản xuất xong một bộ áo liền quần. Nó sẽ được điều chỉnh và lần thử thứ 2 chỉ cách ngày lên đường thi đấu chỉ vài hôm. Thông thường chỉ 2 lần thử là đủ nhưng trong một số trường hợp, quá trình tập luyện hay căng thẳng trước cuộc thi có thể khiến các vận động viên bị thay đổi vóc dáng. Vì thế người ta đã thêm vào lần thử thứ 3 để chắc chắn mọi thứ đều hoàn hảo.
4. Vận động viên đều có nội y được may riêng cho phù hợp với trang phục thi đấu
Huấn luyện viên là người lựa chọn cuối cùng
Sự chuẩn bị trang phục của vận động viên đội tuyển Mỹ còn cầu kỳ tới mức ngay cả nội y của các cô gái còn được thiết kế riêng để phù hợp với bộ đồ thi đấu. Điều này rất quan trọng bởi nội y bình thường có thể dễ dàng bị lộ khi thi đấu.
5. Vận động viên không được tự ý lựa chọn đồ thi đấu
Các nữ vận động viên có thể góp ý kiến, nhận xét về trang phục trong quá trình may đo và thử đồ. Tuy nhiên điều đặc biệt là họ không được quyền chọn mẫu trang phục thi đấu. Người được lựa chọn là huấn luyện viên Martha Karolyi.
6. Giá trị của một bộ đồ thi đấu
Một bộ đồ thi đấu của nữ vận động viên thể dục dụng cụ ở Olympic có mức giá lên tới 12 ngàn USD (khoảng 270 triệu đồng). Mỗi vận động viên của đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ được nhận 12 bộ đồ tập, có giá dao động từ 60 – 200 USD mỗi bộ (1,3 triệu đồng – 4,6 triệu đồng), và 8 bộ đồ thi đấu giá 700 – 1200 USD mỗi bộ (16 – 270 triệu đồng).
Giá trị của trang phục phụ thuộc vào số lượng hạt pha lê, chất liệu vải. Chỉ có 4 ngày thi đấu bộ môn thể dục dụng cụ, vì thế bạn sẽ không được thấy nhiều trang phục của đội tuyển Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ mặc những bộ đồ chưa sử dụng tới tại các cuộc thi khác.
7. Số lượng pha lê đính trên trang phục
Trang phục thi đấu được đính hàng ngàn pha lê cao cấp
Mỗi bộ đồ thi đấu của đội tuyển thể dục dụng cụ Mỹ có thể đính tới 5000 viên pha lê. Loại pha lê sử dụng là loại pha lê Áo cao cấp nhất. Đó là lý do tại sao trang phục thi đấu có giá rất cao.
8. Loại vải tạo nên trang phục của đội tuyển Mỹ
Họ sử dụng chất liệu có tên Mystique. Đây là chất liệu tiêu chuẩn, vừa ôm sát lại có tính thẩm mỹ cao, giúp vận động viên khoe được hình thể, độ săn chắc của bộ cơ bắp. Loại vải này được đưa vào may mặc trang phục thi đấu từ năm 2004.
Trang phục của đội Mỹ được làm từ loại vải đặc biệt
9. Ai là người trả tiền cho số trang phục đắt đỏ này
Vận động viên Mỹ không phải bỏ ra xu nào cho số trang phục tập và diễn đắt đỏ kể trên. Chính phủ là người trả tiền cho mọi chi phí.