Xiaomi thảm bại ở Đông Nam Á trong quý II/2022

Sự kiện: Điện thoại Xiaomi

Lượng hàng xuất xưởng của Xiaomi tại Đông Nam Á vào quý 2 sụt giảm mạnh hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Neowin, Canalys đã công bố dữ liệu về thị trường điện thoại thông minh ở Đông Nam Á. Thương hiệu thua lỗ lớn nhất trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái là Xiaomi, hãng đã sụt giảm 34% sản lượng xuất xưởng. Tiếp theo trong danh sách là Realme (-22%) và Vivo (-18%). Samsung là một trường hợp ngoại lệ với sự tăng trưởng khi tăng số lượng xuất xưởng của công ty lên 4%.

Xiaomi lỗ nặng với mức sản lượng giảm 34% vào quý 2.

Xiaomi lỗ nặng với mức sản lượng giảm 34% vào quý 2.

Kể từ quý 4 năm ngoái, lượng xuất xưởng điện thoại thông minh tại Đông Nam Á đã giảm 12% trong quý đầu tiên và hiện tại là 7% trong quý thứ hai.

Tương tự với phần còn lại của thế giới, các quốc gia trong khu vực này cũng phải chịu những áp lực của kinh tế vĩ mô như thiếu hụt năng lượng và lạm phát, đặc biệt là vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Canalys đã lấy dữ liệu nghiên cứu từ các thị trường như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – các quốc gia còn thiếu trong dữ liệu này là Brunei, Myanmar và Timor-Leste.

Lượng xuất xưởng điện thoại thông minh tại Đông Nam Á giảm trong hai quý đầu năm 2022.

Lượng xuất xưởng điện thoại thông minh tại Đông Nam Á giảm trong hai quý đầu năm 2022.

Thảo luận về triển vọng thị trường điện thoại thông minh trong khu vực, Chiew Le Xuan, nhà phân tích của Canalys, cho biết: “Nhu cầu về thiết bị 5G đã đi vào bế tắc khi lần đầu tiên trải qua sự sụt giảm 18% trong tổng số các lô hàng điện thoại thông minh. Việc triển khai 5G tại các thị trường Đông Nam Á đang phát triển rất khó khăn, nhu cầu của người dùng đã chuyển sang các khía cạnh thiết thực hơn như tuổi thọ pin, bộ nhớ, tốc độ bộ xử lý và chất lượng máy ảnh. Lạm phát ngày càng tăng cũng dẫn đến việc người tiêu dùng tìm kiếm các thiết bị có tuổi thọ cao hơn thay vì nhu cầu kém thiết thực hơn là 5G. Các ứng dụng thực tế của 5G vẫn chưa rõ ràng và đặc biệt là không cần thiết đối với các thiết bị tầm trung khi tốc độ 4G vẫn đủ để sử dụng hàng ngày.”

Các thương hiệu hàng đầu ở các quốc gia được khảo sát là Samsung, OPPO, Xiaomi, Vivo và Realme.

Chi tiết tỷ lệ tăng trưởng cũng như sụt giảm của các thương hiệu điện thoại hàng đầu Đông Nam Á.

Chi tiết tỷ lệ tăng trưởng cũng như sụt giảm của các thương hiệu điện thoại hàng đầu Đông Nam Á.

Tháng trước, Canalys đã báo cáo rằng người tiêu dùng trên toàn thế giới đang chuyển hướng từ điện thoại tầm trung sang điện thoại cấp thấp khi ngân sách bị thắt chặt. Điều này cũng đúng đối với Đông Nam Á, nơi người dùng đang rời bỏ dần các thiết bị trung và cao cấp khi họ phải cắt giảm chi tiêu.

Nhưng Apple đang đi ngược xu hướng trong phân khúc cao cấp, nơi mà sự phổ biến của iPhone 13 và sự ra mắt của iPhone SE đang giúp hãng duy trì vị thế của mình. Canalys cho biết khách hàng của Apple trong khu vực có xu hướng khá giả và lạm phát ít ảnh hưởng đến ngân sách của họ hơn, vì vậy họ có thể tiếp tục mua sắm các sản phẩm của Apple.

Nguồn: [Link nguồn]

Đánh bại Apple và Samsung, Xiaomi thống trị thị trường Nga

Trích dẫn dữ liệu từ MTS, các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang phổ biến hơn nhiều so với Samsung và Apple ở thị trường smartphone tại Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Điện thoại Xiaomi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN