Vì sao laptop thương hiệu Nhật ngày càng vắng khách
Trong quá khứ, laptop thương hiệu Nhật như Toshiba, Fujitsu và VAIO đã thống trị thị trường nhờ thiết kế mỏng nhẹ và độ bền cao.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, sức mạnh đổi mới của các sản phẩm này dường như đã suy giảm khiến nhiều người dường như không còn quan tâm đến các laptop thương hiệu Nhật nữa. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về lý do tại sao laptop Nhật Bản, vốn từng được coi là chất lượng và bền bỉ, lại đang mất dần thị phần. Thậm chí, các thương hiệu này không thể tránh khỏi việc bị các công ty khác mua lại.
Các thương hiệu laptop Nhật Bản "giờ đã xưa rồi".
Trong bối cảnh đó, các thương hiệu Đài Loan như Asus, MSI hay Acer lại ghi nhận doanh thu cao kỷ lục và liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới. Điều này càng khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu người tiêu dùng Nhật Bản có thực sự ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài hơn là laptop nội địa hay không?
Lý giải cho điều này, nhiều ý kiến cho rằng thời kỳ hoàng kim của công nghệ Nhật Bản đã qua, hiện tại chỉ còn lại một số sản phẩm như tai nghe và máy ảnh. Một số người chỉ ra rằng laptop Nhật Bản thiếu tính năng nổi bật mà chỉ tập trung vào thiết kế mỏng nhẹ, tuy nhiên chúng lại gặp phải đối thủ đáng gờm là dòng MacBook Air của Apple. Theo nhiều ý kiến, người tiêu dùng thường sẽ chọn MacBook thay vì laptop Nhật Bản.
Nhiều người ưu tiên chọn MacBook hơn là laptop Nhật Bản.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng laptop Nhật Bản quá phức tạp, dẫn đến việc sửa chữa tốn kém và không bền. Trong khi đó, thương hiệu Asus lại được đánh giá là có giá cả phải chăng và độ bền tương đối cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều chỉ trích đối với laptop Nhật Bản. Một số vẫn ủng hộ laptop Nhật Bản, nhấn mạnh rằng sản phẩm Toshiba rất bền khi lấy ví dụ về những laptop công ty này có thể tồn tại đến 10 năm, hay laptop từ Panasonic có thể dùng tốt trong 9 năm.
Các nỗ lực của nhiều công ty Nhật không mang lại hiệu quả.
Dẫu vậy, một số lại bày tỏ lo ngại về hiệu suất của laptop Nhật Bản. Họ cho rằng mặc dù laptop Nhật Bản có thể sử dụng được 5 năm mà không hỏng, nhưng sau 3 năm, hệ thống sẽ chậm lại do các bản cập nhật của Microsoft. Một người chỉ ra rằng “sản phẩm tốt không đồng nghĩa với việc nó vẫn phù hợp với nhu cầu hiện tại khi mà công nghệ đã phát triển qua nhiều thế hệ”.
Rõ ràng, sự sụt giảm của laptop Nhật Bản đang đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của các thương hiệu này trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các thương hiệu khác.
HP vừa khai tử các thương hiệu Spectre, Envy và Pavilion để tập trung vào các laptop OmniBook và EliteBook có khả năng Copilot+ AI đang được triển khai.
Nguồn: [Link nguồn]