Vì sao các sản phẩm của Apple trở thành “Cổ điển” và “Lỗi thời”?
Khi làm việc với các thiết bị Apple cũ, người dùng có thể bắt gặp các thuật ngữ về kiểu “Cổ điển” hay “Lỗi thời”, nhưng liệu đã hiểu gì về nó?
Trên thực tế, Apple có các định nghĩ rất cụ thể cho cả hai thuật ngữ này để xác định dịch vụ hỗ trợ nào sẵn sàng cho người dùng. Vì vậy, hãy nắm rõ từng thuật ngữ để tránh phiền toái về sau.
Cổ điển và Lỗi thời: Các thiết bị quá cũ để hỗ trợ
Cả Cổ điển và Lỗi thời đều mô tả máy Mac và thiết bị di động Apple đã quá cũ để được hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là Apple có thể không thể sửa chữa chúng hoặc đảm bảo rằng các tính năng sẽ hoạt động trên các thiết bị này. Tương tự, các nhà cung cấp dịch vụ khác cũng có thể không hỗ trợ các loại thiết bị này.
Về cơ bản, bản chất của phần mềm khiến việc loại bỏ các thiết bị này là điều không thể tránh khỏi. Hãy nghĩ nó theo cách này: Apple cập nhật iOS thường xuyên, với các bản cập nhật lớn được cung cấp một hoặc hai lần một năm. Rất nhiều bản cập nhật iOS này được thiết kế tập trung vào cách phần mềm tương tác với phần cứng như phân bổ năng lượng pin, quản lý bộ nhớ trong...
Nhưng bên cạnh đó, mỗi năm Apple tiếp tục cải thiện phần cứng để nó trở nên nhanh hơn và mạnh hơn mọi lúc. Điều đó có nghĩa là các bản cập nhật iOS cần theo kịp với phần cứng có khả năng làm những điều nó có thể. Kết quả là, iOS cuối cùng sẽ đạt đến điểm đơn giản là nó không thể hỗ trợ các phần cứng cũ hơn bởi phải tập trung theo kịp các nâng cấp phần cứng mới và thoát khỏi các lỗi hiện tại. Có rất nhiều điều mà Apple phải làm.
Về phía sản xuất, một điều tương tự cũng xảy ra với quá trình sửa chữa và thay thế. Cuối cùng, các nhà sản xuất của Apple không thể tạo ra các bộ phận tương thích với các thiết bị cũ nữa. Trong nhiều trường hợp, do thiết kế mới, theo nghĩa đen, chúng không thể lắp các bộ phận mới vào iPhone cũ chứ đừng nói đến việc đảm bảo các bộ phận hoạt động tốt. Vì vậy, điều đó đưa chúng ta đến nhãn Cổ điển và Lỗi thời.
Thiết bị Cổ điển
Khi Apple gọi một thiết bị cổ điển, điều đó có nghĩa là nó đã không được bán trong khoảng từ 5 đến 7 năm, đôi khi lâu hơn. Lấy ví dụ, 5 năm trước Apple đã bán iPhone 6 và nếu người dùng mua MacBook từ năm 2010 đến 2011, Apple cũng có thể coi đó là Cổ điển. Cổ điển nghĩa là các thiết bị này đã cũ và các tính năng phần mềm có thể không tương thích với chúng.
Nhưng Apple cũng cung cấp hỗ trợ, cụ thể là hỗ trợ phần cứng cho các thiết bị Cổ điển. Điều đó không có nghĩa là các nhà sản xuất thực sự sản xuất các linh kiện mới, nhưng thông thường, Apple chỉ đơn giản là dự trữ các linh kiện/bộ phận thay thế cũ cho mục đích sửa chữa và tiếp tục sử dụng nó. Người dùng có thể mang một sản phẩm Cổ điển vào cửa hàng Apple và nhận sửa chữa quan trọng - nhưng Apple cảnh báo rằng những sửa chữa này dựa trên lượng hàng tồn kho, vì vậy không phải lúc nào nó cũng được đảm bảo.
Thiết bị Lỗi thời
Các thiết bị đã ngừng bán được 7 năm trở lên được gọi là Lỗi thời (ngoại trừ MacBook có xu hướng linh hoạt hơn một chút vì chúng bán trong thời gian dài hơn). Nếu người dùng có một thiết bị Lỗi thời, không có cách nào để tìm kiếm bất kỳ bộ phận mới nào, và nó sẽ dẫn đến việc người dùng nhận phải các vấn đề phần mềm nghiêm trọng. Apple sẽ không chấp nhận các thiết bị đã lỗi thời và các cửa hàng sửa chữa của bên thứ ba thậm chí còn ít có khả năng giúp đỡ. Về cơ bản, người dùng đang ở một mình và nếu có sự cố xảy ra thì đã đến lúc phải thay thế.
Lưu ý rằng đôi khi Apple sẽ dán nhãn cho toàn bộ dòng thiết bị đã lỗi thời bất kể khi nào họ ngừng bán, đặc biệt là nếu nó có các thành phần đặc biệt. Chẳng hạn, điều này đã xảy ra với tai nghe Beats mang nhãn hiệu Monster khi tất cả đều bị gắn là Lỗi thời cùng một lúc.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi bỏ quên phân khúc “cao cấp giá rẻ” một thời gian, OnePlus đã sẵn sàng trở lại với một sản phẩm rất giá trị.