Tướng Huawei chẳng ngại bị Mỹ làm khó như ZTE
Trở thành nhà cung cấp thiết bị mạng số 1 toàn cầu, Huawei đang trên đường chiếm lấy vị trí hàng đầu trong các lô hàng smartphone vào năm tới.
Mục tiêu cao cả đó đã được phát ra bởi CEO của Tập đoàn kinh doanh tiêu dùng Huawei Technologies Yu Chengdong (hay Richard Yu ở phương Tây) cách đây 4 năm. Nhưng giờ đây, Mỹ đang ngăn Huawei dễ dàng có được các bộ phận và linh kiện của nước này. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu Huawei đạt được những gì mình mong muốn hay không?
Huawei có thể tự chủ trong việc sản xuất các thành phần...
Theo Nikkei Asian Review, người sáng lập kiêm CEO Huawei, ông Ren Zhengfei, cho biết mới đây rằng các hành động của Mỹ có thể dẫn đến tăng trưởng thấp hơn một chút cho công ty trong năm nay. Ren nói thêm rằng Huawei có thể sẽ kết thúc báo cáo tăng trưởng doanh thu hàng năm dưới 20% trong năm nay. Phát biểu trước một đội ngũ truyền thông Nhật Bản đến thăm trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, vị giám đốc điều hành nói: “Chúng tôi chưa làm gì vi phạm luật pháp”.
Ren nói thêm rằng Huawei không quan tâm nếu công ty không thể cung cấp chip từ Qualcomm hoặc các nhà cung cấp khác của Mỹ. Huawei có bộ phận riêng, HiSilicon, chuyên thiết kế SoC Kirin được sử dụng trong các smartphone cao cấp của mình. TSMC sản xuất các chip này cùng với chip modem Balong của Huawei. Chủ tịch HiSilicon Mỹ Teresa He Tingbo nói: “Chúng tôi thực sự đã thấy trước ngày này trong nhiều năm và chúng tôi có kế hoạch dự phòng”.
Được biết vào năm ngoái, Huawei đã chi khoảng 11 tỷ USD cho các bộ phận và linh kiện của Mỹ từ các công ty như Qualcomm, Intel và Micron Technologies.
Năm ngoái, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (FTC) đã đánh vào nhà sản xuất Trung Quốc, ZTE, bằng lệnh cấm xuất khẩu với cáo buộc công ty này đã không tuân thủ các hình phạt được đặt ra sau khi bán hàng hóa và dịch vụ cho Triều Tiên và Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
... nhưng sẽ rất khó thành công khi bị Google quay lưng.
Mặc dù ZTE là 1 trong 5 nhà cung cấp smartphone ở Mỹ trước lệnh cấm, nhưng công ty này phụ thuộc nhiều vào phần mềm, phần cứng và linh kiện của Mỹ hơn Huawei. Vì vậy, công ty buộc phải ký vào một thỏa thuận tiếp theo với Mỹ, trong đó ZTE phải trả 1 tỷ USD và ký quỹ 400 triệu USD để trang trải cho các vi phạm trong tương lai. Mỹ cũng buộc ZTE phải thay đổi đội ngũ điều hành cùng quản lý của công ty, và phải được giám sát bởi một nhóm quản lý tuân thủ của Mỹ.
Trong cuộc nói chuyện với truyền thông Nhật Bản, Ren đã nói rõ rằng Huawei sẽ không chấp nhận các quy định tương tự nếu được đề nghị thỏa thuận. “Chúng tôi sẽ không thay đổi quản lý theo yêu cầu của Mỹ hoặc chấp nhận bị giám sát, như ZTE đã làm”.
“Chính sách đe dọa các đối tác thương mại hết lần này đến lần khác, buộc các công ty phải chấp nhận thỏa thuận và Mỹ sẽ mất uy tín”, Ren nói thêm.
Mỹ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc sẽ ra lệnh cho Huawei theo dõi người tiêu dùng và các tập đoàn, đây là một yêu cầu ràng buộc và hợp pháp tại quốc gia này. Trước đây, Ren từng nói rằng Huawei sẽ không chấp nhận lệnh như vậy, nhưng điều đó không tạo ra sự tin tưởng với các nhà lập pháp Mỹ. Công ty đã bị kết tội vài năm trước vì ăn cắp bí mật thương mại công nghệ từ T-Mobile, và một tòa án dân sự đã ra lệnh cho Huawei trả cho công ty Mỹ gần 5 triệu USD. Huawei sẽ trở lại tòa án để đối mặt với cáo buộc hình sự về vụ việc. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu liên quan đến các thỏa thuận kinh doanh của Huawei với Iran - quốc gia đang bị trừng phạt kinh tế quốc tế.
Dữ liệu thu thập từ ánh mắt của bệnh nhân được lấy làm mẫu rồi xử lý trên smartphone Huawei P30 bằng thuật toán Huawei...