Trung Quốc có công nghệ có thể khiến Neuralink của Elon Musk “mất mặt”

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Sau khi Neuralink của Elon Musk tự hào với ca cấy ghép thành công chip vào người, các nhà khoa học Trung Quốc thậm chí còn làm tốt hơn.

Một nhóm lâm sàng Trung Quốc đã cấy bộ xử lý không dây vào hộp sọ của một người đàn ông bị liệt giúp phục hồi đáng kể các kỹ năng vận động của ông, bao gồm cả việc tự mình uống một chai nước.

Việc cấy ghép được thực hiện từ ngày 24/10/2023.

Việc cấy ghép được thực hiện từ ngày 24/10/2023.

Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả và gọi đây là bước đột phá trong thiết bị giao diện não-máy tính (BCI) của Trung Quốc, một công nghệ tiên tiến có thể hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh và chấn thương về não, thậm chí mở rộng khả năng xử lý của não người trong tương lai.

Bệnh nhân được phẫu thuật cấy ghép trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng vào ngày 24/10/2023. Ông đã bị chấn thương toàn bộ tủy sống do một tai nạn ô tô, bị liệt tứ chi suốt 14 năm. Các bác sĩ phẫu thuật não từ Bệnh viện Xuân Vũ đã cấy bộ xử lý BCI không dây với khả năng xâm lấn tối thiểu có kích thước bằng hai đồng xu vào hộp sọ của người đàn ông nói trên và thu được thành công các tín hiệu thần kinh trong vùng não điều khiển các chức năng cảm giác và vận động.

Sau ba tháng huấn luyện tại nhà, bệnh nhân hiện có khả năng tự lấy chai nước thông qua một chiếc găng tay được điều khiển bởi sóng não, với tỷ lệ nắm bắt chính xác lên tới hơn 90%.

Theo các bác sĩ phẫu thuật thần kinh trong thử nghiệm, bệnh nhân cũng cho thấy sự cải thiện về điểm số lâm sàng đối với chấn thương tủy sống và các phép đo điện thế do cảm giác gây ra. Thiết bị cấy ghép có tên là Neural Electronic Opportunity (NEO), được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Phần bên trong của nó được cung cấp năng lượng từ phần bên ngoài thông qua da đầu và nó nhận các tín hiệu thần kinh trước khi truyền chúng đến máy tính hoặc điện thoại di động.

Không giống như công nghệ “Thần giao cách cảm” do Neuralink của Elon Musk phát triển, các điện cực của NEO được nhúng giữa hộp sọ và màng cứng, một lớp màng dày bên ngoài bao quanh não và tủy sống. Hong Bo, giáo sư khoa Y thuộc Đại học Thanh Hoa, cho biết những điện cực này có thể đảm bảo chất lượng tín hiệu mà không làm hỏng các mô thần kinh như công nghệ của Neuralink đạt được - một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Ngoài ra, NEO sử dụng nguồn điện không dây trường gần và truyền tín hiệu, do đó làm cho cỗ máy bên trong được cấy vào hộp sọ không cần dùng pin.

Bệnh nhân được cấy NEO có thể sử dụng tay để lấy chai nước và uống nước.

Bệnh nhân được cấy NEO có thể sử dụng tay để lấy chai nước và uống nước.

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 19/12/2023, trường hợp cấy NEO thứ hai cho một bệnh nhân chấn thương tủy sống đã được thực hiện tại Bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh. Hiện bệnh nhân đang được phục hồi chức năng tại nhà.

Được biết, BCI cho phép giao tiếp giữa não và máy tính bằng cách ghi lại và giải thích các tín hiệu não. Nó đã trở thành công nghệ điểm nóng trong số các startup gần đây. Zhao Guoguang, giáo sư tại Bệnh viện Xuân Vũ, cho biết công nghệ BCI hy vọng sẽ giúp những bệnh nhân mắc các bệnh về não như chấn thương tủy sống và động kinh phục hồi, đồng thời mang đến khả năng hiện thực hóa phản ứng tổng hợp trí tuệ não-máy tính. Tất nhiên, cần thêm thời gian để hoàn thiện để đảm bảo sự ổn định trước khi đưa BCI sử dụng trên quy mô lớn.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp trong tương lai bao gồm BCI, metaverse và robot hình người. Đây cũng là hướng đi mà Neuralink và nhiều công ty công nghệ đang hướng đến trong tương lai.

Mặc dù không được tiếp cận với các thiết bị sản xuất chip tiên tiến do các hạn chế từ Mỹ nhưng SMIC vẫn cam kết phát triển chip sau 7nm, bao gồm 5nm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khang ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN