Top smartphone cực “trâu” mà mọi game thủ đều thèm muốn
Thị trường smartphone chơi game đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ OnePlus 7 Pro với tốc độ làm mới màn hình 120Hz.
Video OnePlus 7 Pro sau 2 tuần sử dụng.
Không chỉ là “kẻ hủy diệt” với nhiều mẫu smartphone cao cấp khác trên thị trường nhờ giá bán phải chăng, OnePlus 7 Pro xuất hiện còn khiến các nhà sản xuất điện thoại phải xem xét về khả năng chơi game cực “chất” của nó.
Một mặt, màn hình có đạt tốc độ làm mới 120Hz đã cao hơn 50% so với hầu hết các điện thoại cao cấp hiện nay. Đây là một công nghệ mang đến các hình ảnh động, trải nghiệm vô cùng mượt mà. Mặt khác, tốc độ làm mới này còn giảm độ độ nhấp nháy so với các điện thoại khác có màn hình OLED ở độ sáng thấp hơn có thể gây mỏi cho mắt nhạy cảm.
Asus ROG và Razer 2.
Tất nhiên, khi nói về tốc độ làm mới màn hình 120Hz, OnePlus 7 Pro không nằm ở vị trí độc tôn trong phân khúc smartphone chơi game. Bên cạnh đó, giới chuyên gia hy vọng rằng danh sách smartphone chơi game cực “chất” này sẽ gia tăng theo thời gian.
Dưới đây là tất cả các điện thoại có tốc độ làm mới màn hình cao đã lên kệ cho đến nay, theo thứ tự xuất hiện.
Sharp SH-01 (2015) và Aquos R3 (2019)
Video trên tay Sharp Aquos R.
Nhờ công nghệ hiển thị IGZO độc đáo, Sharp đã mang đến những điều tuyệt vời với thiết kế "toàn màn hình" và tốc độ làm mới màn hình 120 Hz đầu tiên. SH-01 có tên không rõ ràng được ra mắt vào năm 2015. Sau đó, Sharp tiếp tục tạo ra những chiếc điện thoại có màn hình làm mới 120Hz cho đến ngày nay, mới nhất là chiếc R3. Nhờ tốc độ làm mới này, toàn bộ hình ảnh động, phản ứng chạm, cuộn - tất cả đã được thực hiện tốt hơn vào năm 2016.
Razer (2017) và Razer 2 (2018)
Điều đáng tiếc là điện thoại của Sharp hầu như không có mặt bên ngoài Nhật Bản, đó là lý do tại sao điện thoại Razer nổi bật hơn cả với tốc độ làm mới màn hình 120Hz khi xuất hiện vào năm 2017 như một giấc mơ của game thủ. Trong khi đó, Razer cũng tận dụng công nghệ màn hình IGZO của Sharp.
Asus ROG và Razer 2.
Cách đây 2 năm, khái niệm smartphone chơi game có vẻ vẫn còn khá xa lạ và hầu như không có ứng dụng có thể tận dụng tốc độ làm mới cao này, chưa kể đến việc chúng gây hao pin hơn. Đổi lại, chính Razers đã đặt nền móng cho thị trường smartphone chơi game.
Asus ROG
Video đánh giá Asus ROG.
Ngay sau khi Razer ra mắt mẫu điện thoại chơi game thứ hai của mình, Asus đã bắt tay với điện thoại ROG. Màn hình OLED của máy có tốc độ làm mới lên đến 90Hz, thấp hơn một chút so với tốc độ 120Hz của màn hình IGZO của Razer. Bù lại, thiết bị đi kèm với bộ điều khiển riêng, các nút kích hoạt và một loạt các phụ kiện chuyên dụng khác, cho trải nghiệm chơi game thú vị hơn.
Nubia Red Magic 3
Thương hiệu phụ Nubia của ZTE là nơi công ty thực hiện tất cả các thử nghiệm với điện thoại đeo tay và gây ngạc nhiên khi cũng tung ra smartphone chơi game có tên Red Magic. Đây là phiên bản thứ ba của dòng sản phẩm này, đi kèm với chip xử lý Snapdragon 855, màn hình 90Hz và ... một quạt làm mát!
Nubia Red Magic 3
Hơn thế nữa, người dùng có thể mua Red Magic 3 tại Mỹ với giá trong khoảng 500 USD (tương đương 11,62 triệu đồng). Đáng chú ý, sản phẩm cũng có pin lớn nhất trong số tất cả các điện thoại thông minh chơi game - 5000 mAh.
OnePlus 7 Pro
OnePlus 7 Pro.
Với OnePlus 7 Pro, các game thủ có thể tận dụng màn hình có tốc độ làm mới 90Hz để chơi game “mượt” hơn. Nếu muốn tiết kiệm pin, người dùng có thể cài đặt màn hình ở tốc độ làm mới 60Hz quen thuộc. Tuy nhiên, trong giao diện và trình duyệt hoặc ứng dụng, điện thoại sẽ bật tính năng làm mới 90Hz theo mặc định.
Dưới đây là top 10 các trò chơi Android có hỗ trợ tốc độ làm mới màn hình 90/120 Hz cho điện thoại OnePlus, Razer, ROG và Red Magic:
1. Pokemon Go
2. Alto’s Adventure
3. Final Fantasy Brave Exvius
4. Hill Climb Racing 2
5. Pac-Man
6. Warfair
7. Modern Combat Versus
8. Ballz
9. Dragalia Lost
10. Vainglory
Sắp ra mắt: Asus ROG 2
Mặc dù Asus ROG không hỗ trợ tốc độ làm mới màn hình 120Hz nhưng “người kế nhiệm” là ROG 2 sẽ được công bố vào tháng tới chắc chắn sẽ có được tính năng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sản phẩm trong các tin bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc.
Điện thoại Asus ROG vẫn dùng “ngon” sau bài kiểm tra độ bền với độ uốn cong nhẹ và khả năng chống chịu trầy xước...