Top 11 thương hiệu máy tính hàng đầu thế giới năm 2020
Năm nay, trật tự top 11 thương hiệu laptop tốt nhất toàn cầu đã có sự thay đổi rõ rệt.
Cùng với smartphone, laptop đang là thiết bị công nghệ không thể thiếu với hàng tỷ người dùng, từ sinh viên tới các chuyên gia sáng tạo, các doanh nhân,... Vậy đâu mới là thương hiệu laptop tốt nhất, được yêu thích nhất?.
Để đưa ra những đánh giá khách quan nhất, các biên tập viên của trang tin về máy tính xách tay - Laptop Mag đã đưa các thương hiệu hàng đầu vào cuộc kiểm tra hàng năm, đánh giá từng thương hiệu và các thiết bị (từ ngày 15/05/2019 - 15/05/2020). Các thương hiệu và máy tính xách tay đủ điều kiện được đánh giá bằng một số tiêu chí quan trọng: Đánh giá, Thiết kế, Hỗ trợ & Bảo hành, Đổi mới và Giá trị & Lựa chọn. Điểm số sẽ được chấm trên thang 100.
Năm nay, Asus là thương hiệu tốt nhất. Trong suốt năm, dòng máy tính xách tay của hãng liên tục sản xuất các sản phẩm mạnh mẽ, đẹp và sáng tạo. Ngoài ra, công ty còn cung cấp đa dạng các dòng máy tính xách tay, từ Chromebook đến laptop chơi game. Điểm yếu duy nhất của hãng là hỗ trợ kỹ thuật.
Cùng tham khảo bảng xếp hạng 11 thương hiệu laptop tốt nhất trong năm nay.
1. Asus (88/100)
Asus cuối cùng đã vươn lên dẫn đầu để giành lấy vị trí “bá vương” trên thị trường máy tính xách tay. Sau nhiều năm thúc đẩy các tính năng sáng tạo, hạn chế các rủi ro, mang đến các thiết kế xuất sắc nhất, mọi thứ đã được đền đáp. Công ty hiện đang mong muốn ra đời các sản phẩm có màn hình kép và laptop chơi game có thể tháo rời siêu mạnh.
2. Dell (85/100)
Đột phá - đó là danh hiệu dành cho laptop Dell. “Gã khổng lồ” công nghệ có trụ sở tại Texas đã đi tiên phong trong màn hình không viền với dòng XPS phổ biến. Chính sự đổi mới đó đã giúp đưa Dell lên vị trí thứ hai và có khả năng giúp công ty vươn lên vị trí hàng đầu.
3. HP (82/100)
Người chiến thắng trong báo cáo năm 2019 HP đã giảm 2 vị trí trong năm nay. HP bán một số máy tính xách tay tốt nhất trên nhiều danh mục - cao cấp, kinh doanh và chơi game. Tuy nhiên, các phiên bản giá rẻ được cho là làm giảm điểm đánh giá của hãng.
4. MSI (78/100)
MSI đã xuất sắc lọt vào top 5 thương hiệu máy tính xách tay tốt nhất. Công ty không chỉ cải tiến máy tính xách tay chơi game mà còn mở rộng lựa chọn và cấu hình lại thiết kế của một số dòng laptop hàng đầu.
5. Lenovo (77/100)
Lenovo đã duy trì vị trí thứ 5 trong năm nay nhờ có nhiều lựa chọn và một số sản phẩm đáng tin cậy - đáng chú ý nhất là dòng máy tính xách tay ThinkPad của hãng. Bằng cách nào đó, công ty đã cố gắng cải thiện hiệu suất của chiếc máy tính xách tay kinh doanh tốt nhất. Nhưng việc lạm dụng sự đổi mới đã khiến công ty không thể vươn lên cao hơn.
6. Acer (76/100)
Acer đã chứng tỏ mình là một kẻ “hủy diệt” trong năm nay, đánh bại một số thương hiệu hàng đầu về hiệu suất tổng thể nhờ thông số kỹ thuật mạnh mẽ. Tuy nhiên, công ty không thể thoát khỏi vị trí thứ sáu do một loạt dịch vụ sản phẩm tầm thường.
7. Razer (76/100)
Razer một lần nữa giành vị trí thứ sáu. Công ty tiếp tục tạo ra những chiếc máy tính xách tay tuyệt đẹp, có nhiều sức mạnh. Razer cũng bắt đầu mở rộng tầm nhìn của mình bằng cách nhắm mục tiêu các chuyên gia sáng tạo với các dòng máy tính xách tay chơi game.
8. Samsung (75/100)
Samsung đã vươn lên sau một màn trở lại đáng kinh ngạc, từ vị trí cuối cùng trong năm 2019 lên vị trí thứ 8 trong năm nay. Vẫn còn rất nhiều cải tiến mà công ty có thể thực hiện, đặc biệt là trong việc mở rộng danh mục. Đáng chú ý, Samsung đã gây ấn tượng với thiết kế táo bạo và đầy màu sắc trong dòng máy tính xách tay mới nhất.
9. Alienware (75/100)
Alienware trên tạp chí Best and Worst Brands đã tụt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 8. Thương hiệu đang trong giai đoạn chuyển đổi, nói lời tạm biệt với thiết kế Epic để chuyển sang thiết kế Legend mới. Giới công nghệ đang mong đợi những điều tuyệt vời từ Alienware sẽ diễn ra vào năm 2021.
10. Apple (73/100)
Năm nay, “gã khổng lồ” công nghệ có trụ sở tại Cupertino là thương hiệu tồi tệ thứ hai chỉ sau Microsoft. Điều góp phần khiến cho thứ hạng của Apple thấp hơn là kết quả của việc hỗ trợ công nghệ và do thiếu các dịch vụ đa dạng cho người tiêu dùng.
Đồng thời, Apple là một thương hiệu xa xỉ nên mặc dù hãng này có thể không phục vụ được những người hâm mộ bình dân thì thương hiệu vẫn có thể vươn lên dẫn đầu bằng cách giới thiệu các tùy chọn thiết kế mới và chấp nhận rủi ro nhiều hơn với sự đổi mới.
11. Microsoft (70/100)
Đứng ở vị trí cuối cùng, Microsoft đã có một năm yên tĩnh khi tách các sản phẩm mà hãng phát hành ra khỏi những sản phẩm mà hãng đã công bố. Sự bổ sung mới cho dòng máy tính xách tay / máy tính bảng - Surface Pro X gây thất vọng trong khi các mẫu thử nghiệm hầu như không thay đổi so với các phiên bản trước. Dự kiến, hãng này sẽ có một số sản phẩm thú vị sẽ ra mắt vào năm nay.
Đều đến từ những thương hiệu lớn và có giá bán ngang nhau, liệu MateBook 13 của Huawei và MacBook Air 2020 của Apple ai nhỉnh...
Nguồn: [Link nguồn]