Tổng thống Trump "lật bài" ngửa, đẩy Huawei ra khỏi bàn đàm phán thương mại Mỹ Trung
Giờ đây, Tổng thống Trump đã đảo ngược thế cờ, đẩy Huawei khỏi bàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Vào giữa tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc - Huawei vào Danh sách thực thể và chấm dứt liên hệ với chuỗi cung ứng của Mỹ. Bên cạnh mục đích bảo mật (Huawei được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia ở Mỹ vì có thể được chính phủ Trung Quốc yêu cầu thu thập thông tin tình báo), có một số ý kiến cho rằng hãng này được sử dụng như một “quân cờ” thương lượng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Huawei được xem là hãng công nghệ xui xẻo nhất năm nay.
Cả hai nước đều bị lôi kéo vào một “cuộc chiến” thương mại và đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ nhau. Ví dụ, bắt đầu từ đầu tháng này, một số thiết bị của Apple được sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm Apple Watch và AirPods bị đánh thuế ở mức 15% khi vào Mỹ. Bắt đầu từ ngày 15/12, một loại thuế tương tự sẽ được áp dụng cho iPhone. Apple có thể chọn gánh toàn bộ hoặc một phần thuế và chuyển phần còn lại để người tiêu dùng Mỹ thông qua giá bán sản phẩm cao hơn.
Trump thay đổi chiến lược; Huawei rời khỏi bàn đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
Trước đó, vào tháng Năm, Tổng thống Mỹ - Donald Trump tuyên bố rằng vị trí của Huawei trong Danh sách thực thể có thể được sử dụng để giúp Mỹ có được các điều khoản tốt hơn từ Trung Quốc trong bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào giữa hai nước. Nhưng giờ đây, Huawei dường như đã bị "bỏ rơi" khỏi bàn đàm phán. Theo Reuters, phía Mỹ hiện không có kế hoạch đưa công ty vào trong các cuộc đàm phán thương mại được công bố gần đây với Trung Quốc.
Ông Donald Trump khẳng định: "Đó là mối quan tâm an ninh quốc gia. Huawei là mối quan tâm lớn của quân đội, của các cơ quan tình báo và chúng tôi không làm việc với Huawei. Và chúng tôi sẽ xem điều gì xảy ra với Trung Quốc, nhưng Huawei không phải là người chơi chúng tôi muốn thảo luận. "
Trao đổi với trang tin Reuters, Google gần đây cho biết sẽ không cấp phép cho phiên bản dịch vụ Google Play của Android, bao gồm Google Play Store và các ứng dụng Android cốt lõi cho Huawei cho dòng Mate 30. Huawei ban đầu đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới nhờ loạt flagship mới của mình. Tuy nhiên, nếu không có phiên bản Android được cấp phép cài đặt, doanh số bán điện thoại rất sẽ bị tụt lại. Trong nửa đầu năm nay, Huawei đã bán ra được 118 triệu thiết bị cầm tay (59 triệu chiếc trong cả quý đầu tiên và quý hai), chỉ đứng sau sau Samsung. Cặp Mate 30 và Mate 30 Pro dự kiến sẽ được giới thiệu vào ngày 19/09 tới đây.
Ảnh render Huawei Mate 30 Pro.
Rõ ràng, lập trường của Tổng thống Trump đối với Huawei có vẻ hơi mâu thuẫn khi xem xét các hành động mà ông đã thực hiện vào năm ngoái với ZTE, một nhà sản xuất thiết bị điện thoại và mạng khác của Trung Quốc. Giống như Huawei, ZTE được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia và đã bị cấm truy cập vào chuỗi cung ứng của Mỹ sau khi không tuân theo các hình phạt mà Bộ Thương mại Mỹ áp dụng.
ZTE đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế do bán hàng hóa và dịch vụ cho Iran. Không thể mua các thành phần và phần mềm từ các nhà cung cấp tại Mỹ, ZTE đã bị tổn thất không nhỏ. Sau đó, vào tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Trump bất ngờ đăng dòng trạng thái Tweet yêu cầu Bộ Thương mại thực hiện thỏa thuận với ZTE. Đó là khi ZTE trả cho Mỹ 1 tỷ USD, dành 400 triệu USD để chi trả cho các vi phạm trong tương lai và chỉnh đốn lại bộ máy điều hành.
Thực tế, lệnh cấm đối với Huawei có ảnh hưởng kinh tế rất lớn với Mỹ. Vào năm ngoái, Huawei đã chi 11 tỷ USD để mua các phần mềm, phụ tùng và linh kiện từ các công ty của Mỹ như Qualcomm, Intel và Micron. Thậm chí, Huawei là khách hàng lớn nhất của Micron trong năm ngoái.
Mặc dù người dùng phải chờ đến ngày 19/9 mới chứng kiến sự xuất hiện của Mate 30 Pro nhưng hình ảnh kết xuất của...