Thị trường smartphone 2015 và một năm nhìn lại
Dưới đây là những đánh giá tổng thể và khách quan nhất về thị trường điện thoại thông minh trong suốt một năm qua do PhoneArena tổng hợp.
Thị phần mảng smartphone
Tỷ lệ thị phần được tính bằng doanh số bán hàng của một nhà sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định chia cho tổng doanh thu toàn ngành công nghiệp cùng kỳ.
Theo báo cáo mới nhất được công bố bởi Trung tâm Dữ liệu Internet (IDC), Samsung đã tái khẳng định vị trí thống trị toàn cầu của mình trong năm 2015 (23,8 %), phần lớn là nhờ tung ra hàng loạt mẫu thiết bị hấp dẫn và giảm giá bán sản phẩm. Apple nằm ở vị trí thứ hai – 13,5 %, tiếp đó là Huawei – 7,5%, Xiaomi -5,2% và Lenovo (và Motorola) – 5,3%.
Các nhà sản xuất khác chiếm tới 44,8% thị phần trên toàn thế giới. So với quý thứ 3 năm ngoái, thị trường điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã tăng trưởng 6,8%, nâng con số lên tới 355.200.000 đơn vị. Kết quả này cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng smartphone.
Samsung
Sau sự suy giảm doanh thu của 2 quý đầu, Samsung đã hồi phục lại đà tăng trưởng trong quý thứ ba của năm 2015. Galaxy S6 và S6 Edge chính là “vị cứu tinh” của tập đoàn này nhờ điếm nhấn ấn tượng về thiết kế và phần cứng.
Việc điều chỉnh giá và tung ra kịp thời cặp Galaxy Note 5 và S6 Plus + ngay sau đó đi kèm hàng loạt mẫu Galaxy A giá tầm trung đã góp phần duy trì doanh số cho công ty. Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là nhà sản xuất chạy hệ điều hành Android có lợi nhất trước các đối thủ cạnh tranh.
Apple
Apple đã có một năm tuyệt vời nhờ kỷ lục bán ra hàng triệu chiếc iPhone và đưa Apple Watch trở thành ngành kinh doanh tỷ đô.
Theo tính toán, trong năm nay, “Nhà táo” đã thu về con số “khổng lồ” - 95% lợi nhuận trong ngành công nghiệp smartphone. Trong khi đó, số lượng bán ra chỉ chiếm dưới 20%. Samsung và Apple hiện vẫn đang là “kỳ phùng địch thủ” trong ngành công nghiệp này nhưng vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc bởi đây là “mảnh đất” của nhiều nhà sản xuất bản địa như Huawei, Lenovo (Motorola) và Xiaomi.
Top 5 nhà cung cấp
Samsung vẫn là hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, sau đó là Apple. Đáng chú ý, Huawei đã đạt được mức tăng cực mạnh trên thị trường Trung Quốc. Trong quý thứ ba, số lượng các chuyến hàng của Huawei đã tăng 81%, lấn át đối thủ Xiaomi và đưa thương hiệu này trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Trung Quốc – doanh nghiệp đầu tiên sở hữu hơn 100 triệu đơn vị smartphone.
Thị trường cổ phiếu
Trong năm 2015, Verizon và AT & T là 2 nhà mạng giữ tỷ lệ sát nút - 34% và 33% thị phần. T-Mobile và Sprint đứng xếp ở vị trí thứ 3 với con số 16%. Vào tháng 7 năm nay, T-Mobile đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh lên giành hạng ba cùng Sprint.
Báo cáo từ Strategy Analytics dự đoán sẽ không có sự thay đổi lớn trong thị phần cổ phiếu của 4 hãng trên từ nay đến năm 2020. Dự kiến, doanh thu dịch vụ điện thoại di động thế giới sẽ cán mốc 197 tỷ đô la vào năm 2020.
Thị phần hệ điều hành
Trong suốt năm 2015, Android tiếp tục thống trị thị trường smartphone toàn cầu với thị phần 52,61%. Tiếp sau đó là hệ điều hành iOS - 40,28% của Apple nhờ tốc độ bán hàng cực “chạy” của iPhone 6 và iPhone 6 Plus.
Hai hệ điều hành khác là Windows Phone và BlackBerry OS chỉ đứng ở mức 2,47% và 1,06%. Microsoft hiện đang trong quá trình cải tiến Windows cho dòng Lumia cao cấp. Đối với BlackBerry, sự tăng trưởng nhỏ trong thị trường Indonesia đã phần nào bù đắp lại sự suy giảm trong suốt năm qua của nhà sản xuất này.
Doanh thu ứng dụng
Tỷ lệ doanh thu thông qua ứng dụng một phần phản ánh khá rõ nét sự thành/ bại của chính các thương hiệu điện thoại thông minh. Điện thoại Android được bán với số lượng nhiều nhất nhưng iPhone lại thu về nhiều tiền nhất! Tương tự, Google Play vẫn dẫn đầu về lượt tải nhưng App Store vẫn sở hữu doanh thu “khủng” hơn.
Theo ứng dụng phân tích App Annie, Trung Quốc đang là thị trường iPhone trọng điểm của Apple bởi trong quý thứ 3 vừa qua, đây là quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng doanh số và lượt tải ứng dụng iOS. Trong khi đó, Ấn Độ và Đông Nam Á nghiêng hẳn về phía Google Play.