Thị trường công nghệ thay đổi ra sao sau lệnh trừng phạt Huawei?
Là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai, lệnh cấm với các thiết bị Huawei đã có tác động không nhỏ đến thị trường di động thế giới.
Các công ty chủ chốt của Mỹ đã ngừng giao dịch với Huawei và động thái này có thể thay đổi toàn bộ bối cảnh thị trường di động. Vấn đề có thể bắt đầu với Huawei nhưng nó sẽ lan rộng đến người tiêu dùng, nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác.
Google chặn truy cập từ điện thoại Huawei sẽ khiến thị trường công nghệ bị ảnh hưởng.
Hiện tại, rất khó có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng động thái này cũng có tác động hai chiều.
Người chịu thiệt
Tất nhiên, những người chịu thiệt đầu nhiên là Huawei và thương hiệu phụ Honor. Google cho biết nhiều điện thoại hiện tại cũng như một số mẫu điện thoại sắp ra mắt của hãng sẽ tiếp tục hoạt động và nhận các bản cập nhật bảo mật cũng như quyền truy cập vào cửa hàng Google Play. Vì vậy, Honor 20 vẫn sẽ ra mắt và không gặp phải vấn đề ngay lập tức.
Hệ sinh thái Android cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, các mô hình hiện tại có thể bị kẹt trên bất kỳ phiên bản Android nào đang chạy. Không những thế, chưa ai dám khẳng định chắc chắn rằng người dùng điện thoại Huawei có được nâng cấp lên Android 10 Q mới nhất hay không.
Đáng chú ý, sẽ không có mẫu điện thoại Huawei hay Honor mới nào có thể ra mắt với các dịch vụ của Google, cũng không có cửa hàng ứng dụng. Huawei có thể chuyển sang Amazon hoặc Epic để sử dụng các cửa hàng ứng dụng của họ nhưng cả hai đều bị ràng buộc bởi các quy tắc giống như Google.
Thị phần của Huawei qua các quý tài chính.
Vậy ai sẽ mua một chiếc điện thoại không thể cài đặt hầu hết các ứng dụng và trò chơi? Ai sẽ mua một chiếc điện thoại có thể không bao giờ được nâng cấp hệ điều hành? Chắc chắn, điện thoại Huawei và Honor vẫn hoạt động tốt khi không có Google ở Trung Quốc, đây là một thị trường đóng cửa với nội dung riêng - ứng dụng, trò chơi, mạng xã hội và tiện ích.
Người dùng cũng phải gánh chịu thiệt thòi từ động thái này. Huawei đã đi đầu trong công nghệ camera di động và đã phá vỡ sự độc quyền của Apple / Samsung trên thị trường cao cấp. Điện thoại Honor cung cấp một sự thay thế cho Samsung, Xiaomi và các hãng khác trong phân khúc tầm trung.
Huawei nắm giữ công nghệ camera cao cấp.
Ngoài ra, Google đã mất đi giao dịch “béo bở” này vì hệ điều hành Android là cách để người dùng chuyển sang các dịch vụ của hãng. Huawei và Honor chiếm một phần đáng kể trong số những người dùng đó. Nền tảng Android từ đây cũng lung lay. Các nhà sản xuất khác cũng giật mình tự hỏi liệu mình có phải là người tiếp theo và liệu nên có Kế hoạch B hay không?
Huawei có một kế hoạch B - một hệ điều hành nội bộ có tên là Hongmeng. Tuy nhiên, việc người dùng có chấp nhận hệ điều hành này hay không lại là một câu hỏi khác. Samsung cũng đã đặt cược tương tự với Tizen nhưng cuối cùng cuối cùng điện thoại chạy nền tảng Android vẫn đáng được mong đợi hơn.
Huawei P30 Pro.
Tất cả điều này sẽ gây thiệt hại tới các nhà cung cấp thành phần. Mặc dù Huawei có chip xử lý và modem riêng nhưng rõ ràng hãng này không thể tự sản xuất mọi thứ linh phụ kiện. Ví dụ, P30 Pro sử dụng bộ nhớ Micron, nhưng Micron cũng nằm trong danh sách các công ty không còn bán linh phụ kiện cho Huawei.
Giờ đây, những nhà cung cấp thành phần đó sẽ phải tìm người mua mới cho sản phẩm của họ. Và Huawei sẽ phải tìm nhà cung cấp mới. Huawei đồng thời cũng phải ngừng sản xuất điện thoại, ngay cả khi hãng này chỉ sản xuất smartphone dành cho Trung Quốc. Tất nhiên, các hợp đồng mới sẽ vẫn được ký kết nhưng Huawei sẽ mất nhiều thời gian đàm phán hơn và khó lòng mua được ở mức giá tốt.
Người hưởng lợi
Đổi lại, các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác sẽ gặp phải ít cạnh tranh hơn. Oppo, Realme, Xiaomi đang bận rộn mở rộng thị trường ở châu Âu và Đông Nam Á và sẽ rất vui khi lấp đầy khoảng trống trên thị trường do Huawei và Honor để lại.
Điều này có thể thúc đẩy Huawei tập trung hơn vào thị trường nội địa, điều đó sẽ có lợi cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trong ngắn hạn, người dùng nước này sẽ nhận được các giao dịch tốt hơn. Về lâu dài, một Huawei yếu đi sẽ làm giảm sự cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc và điều này lại mang tới bất lợi cho người mua.
Top các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android hiện nay.
Bên cạnh đó, riêng tại thị trường Mỹ, Apple và Samsung đã loại bỏ được “đối thủ” nặng ký là Huawei. Hai hãng này chỉ đơn giản là “song long tranh bá”. Nói chung, cho đến khi cuộc chiến thương mại diễn ra và các vấn đề về cấp phép Android của Huawei đã được giải quyết, hiện có khoảng 20% thị phần được chia cho các thương hiệu smartphone khác.
Đây không phải là một thay đổi nhỏ vì Samsung có 23% thị phần toàn cầu và Apple có 12%. Tuy nhiên, Apple có thể có những rắc rối riêng nếu Trung Quốc quyết định trả đũa. Bởi lẽ, Trung Quốc là nơi iPhone được lắp ráp và nếu chính phủ nước này quyết định tăng thuế đối với các bộ phận của iPhone hoặc cấm các thiết bị iOS vì lý do "bảo mật", thị trường quan trọng nhất của Apple cũng sẽ biến mất.
Samsung và các nhà sản xuất smartphone ngoài Trung Quốc mới là người được hưởng lợi lớn nhất từ biến cố của Huawei.
Chưa hết, hệ điều hành điện thoại thông minh Android sẽ bị thu hẹp lại, nhưng trong tương lai, chúng ta có thể thấy các công ty nỗ lực nhiều hơn vào điện thoại OS thứ hai. Cả Symbian (thuộc sở hữu của công ty Nokia) cũng như webOS (thuộc sở hữu của LG) đều có thể được sử dụng làm đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại Mỹ / Trung Quốc.
Tất cả những điều trên sẽ lại quay về trạng thái bình thường nhanh chóng nếu Mỹ đảo ngược quyết định của mình. Nhưng lệnh trừng phạt Huawei còn kéo dài một vài tháng hoặc lâu hơn, các nhà sản xuất và người mua điện thoại thông minh cũng sẽ phải điều chỉnh để thích nghi với một thực tế mới.
Việc Google đình chỉ cung cấp các sản phẩm cho Huawei là cơ hội tốt cho công ty Trung Quốc công bố hệ điều hành di động...