Tại sao smartphone càng ngày càng giống nhau?
Cùng với việc thị trường smartphone ngày càng bão hoà, người dùng càng nhận thấy chúng có diện mạo giống nhau.
Trước khi iPhone mở ra cuộc cách mạng trên thị trường smartphone, những thiết bị “cục gạch” thực tế cũng có thiết kế cũ kỹ và nhàm chán. Ngay sau đó, các giác quan của thiết kế điện thoại đã mở ra và các thiết bị có đủ hình dạng và màu sắc bắt đầu xuất hiện. Ví dụ điển hình là Nokia với vô số phong cách khác nhau. Điện thoại lật, thanh trượt, điện thoại nghe nhạc, thiết bị có hình dáng kỳ dị thi nhau xuất hiện.
Hình thức phù hợp với chức năng
Những chiếc điện thoại đầu tiên được chế tạo với mục đích duy nhất là xử lý cuộc gọi. Chúng sở hữu những ăng-ten lớn, màn hình nhỏ và có thiết kế chưa tinh tế như bây giờ. Tuy nhiên, công nghệ đã đi lên và các nhà sản xuất bắt đầu nghĩ về các yếu tố như tính di động, thiết kế và độ ngầu.
Vào những năm 2000 – một thiên niên kỷ mới đã khởi đầu với điện thoại nắp gập dành cho phụ nữ, những chiếc điện thoại tuổi teen sáng màu với màn hình có thể thay thế, điện thoại tiện ích cho những “mọt sách”,...lần lượt xuất hiện. Tuy nhiên, năm 2007 đã diễn ra một sự kiện bất ngờ, xoay chuyển lịch sử.
Khi iPhone của Apple xuất hiện
Không thể phủ nhận rằng Apple đã viết lại lịch sử của ngành công nghệ nói chung và điện thoại nói riêng vào năm 2007 với việc giới thiệu iPhone đầu tiên. Công ty đã mở ra cho thế giới thấy được diện mạo của chiếc điện thoại tương lai. Thực tế, đã có điện thoại thông minh xuất hiện trước iPhone nhưng giao diện cồng kềnh và tính thẩm mỹ thấp kém đã khiến nó bị người tiêu dùng xua đuổi. Trong tình hình đó, Blackberry và Nokia vẫn giữ vững vị trí của mình với hệ điều hành Symbian và BBOS.
Ngay sau đó, chiếc điện thoại sáng tạo nhất - iPhone đã trở thành bản mẫu được sao chép nhiều nhất và sự hợp nhất điện thoại tuyệt vời bắt đầu. Symbian, WebOS và Bada đều trở thành ký ức và nhường chỗ cho bộ đôi còn sống sót - Android và iOS. Và trên mặt trận phần cứng, bàn phím vật lý đã phải nhường “ngai vàng” cho một vị vua mới - màn hình cảm ứng.
“Cuộc chiến” màn hình rộng
Rõ ràng là màn hình lớn hơn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Giao diện màn hình cảm ứng giúp thao tác mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tốc độ mạng cũng được cải thiện và việc xem nội dung trực tiếp đã trở thành hiện thực. Đồng thời, camera trên điện thoại cũng phát triển và được hưởng lợi từ màn hình lớn hơn.
Tuy nhiên, tất cả các camera có độ phân giải lớn đều yêu cầu năng lượng nhiều hơn, và sau khi xuất hiện màn hình lớn hơn, pin buộc phải lớn hơn. Các nhà sản xuất bắt đầu một cuộc “chạy đua” để cung cấp màn hình lớn nhất có thể và xuất hiện tầng thiết bị Phablet (sự giao thoa giữa điện thoại – smartphone và máy tính bảng - tablet). Và khi màn hình điện thoại chiếm tới 80% mặt trước, chúng càng trở nên giống 80% với mọi điện thoại khác trên thị trường.
Chắc chắn, đến giờ phút này, các nhà sản xuất đã vắt kiệt mọi cảm hứng cuối cùng cho những thứ như kính 2.5D, những đường cong nhỏ xung quanh màn hình, những viền bezel nhỏ xíu,... Khi những chiếc smartphone có mô-đun lộ diện, chúng không hề được chú ý hay quan tâm. Vì vậy, những chiếc điện thoại mô-đun đã bị lãng quên nhanh chóng.
Tại sao tất cả smartphone đều giống nhau?
● Thiết kế toàn màn hình hầu như không còn viền benzel và pin lớn hơn rất hấp dẫn nhưng cũng là một yếu tố hạn chế. Điện thoại thực tế bị bao bọc xung quanh bởi màn hình và pin, còn rất ít không gian để sáng tạo.
● Người tiêu dùng tỏ ra thích những sản phẩm cao cấp mà họ đã sử dụng và các nhà sản xuất tiếp tục lựa chọn những vật liêu an toàn. Đó là lý do tất cả smartphone đều được làm bằng thủy tinh và kim loại
● Hầu hết sự khác biệt về thiết kế trong điện thoại hiện đại đều bị che khuất bởi vỏ máy.
● Bàn phím phần cứng thực tế đã lỗi thời và các thử nghiệm như thiết kế mô-đun và cá nhân hóa (như MotoMaker) không còn được hồi sinh.
● Chỉ còn lại hai hệ điều hành: Android và iOS. Trong khi iPhone thuộc một thế giới khác thì điện thoại Android đều có ngoại hình và hoạt động giống nhau.
● Các nhà sản xuất smartphone đang sao chép lẫn nhau. Đồng thời, rất ít công ty sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới vì có rủi ro cao, tốn kém.
Thực tế, chúng ta đã chấp nhận mang theo những chiếc điện thoại mà tất cả đều trông giống nhau. Sự chấp nhận cũng chính là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, sau những bình lặng sẽ là sự phát triển của công nghệ.
Màn hình gập lại
Có lẽ người dùng vẫn luôn vướng phải một vòng tròn luẩn quẩn. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh đã cung cấp cho người dùng những gì họ cần và muốn một cách quá lâu đến nỗi họ đã thực sự quen với phong cách thiết kế khung kim loại - thủy tinh, màn hình lớn và hệ thống nhiều camera.
Không phải thiết kế này xấu nhưng đã bị mắc kẹt quá lâu, hơn 10 năm nay. Rốt cuộc, điện thoại cuối trông giống nhau quá lâu vì mọi người cứ mua cùng một thiết kế. Một số nhà nghiên cứu kỹ thuật trong các phòng thí nghiệm đã nhận thức được rằng đến lúc phải thay đổi. Và đó là cách mà màn hình linh hoạt được sinh ra.
Nói cách khác, tại một thời điểm nhất định, các nhà sản xuất nhận thức được việc thay đổi thiết kế có giá trị rủi ro tài chính rất lớn; Galaxy Fold và Galaxy Z Flip của Samsung là một minh chứng. Chưa bàn tới chất lượng, cặp smartphone này thực sự thú vị bởi vì có sự thay đổi đầu tiên trong thiết kế trong hơn một thập kỷ. Việc nó có thành công trong thời gian tới hay không vẫn là một câu hỏi mở nhưng điện thoại thông minh có thể gập lại đã hồi sinh một thiết kế từ quá khứ (điện thoại nắp gập) và sinh ra một thiết kế khác.
Rõ ràng, câu hỏi cuối cùng không phải là: “ Tại sao tất cả các điện thoại trông giống nhau?” hay “ Người dùng có thực sự cần một thiết kế khác hay không?” mà là "Chúng ta đã sẵn sàng để thay đổi hay chưa?" "Liệu công nghệ có phải dậm chân tại chỗ hay không?" Hãy hy vọng là đại dịch sẽ không diễn biến phức tạp thêm và chúng ta sẽ thấy những chương tiếp theo về những đột phá tuyệt vời trong công nghệ.
Nguồn: [Link nguồn]
Thông số kỹ thuật đầy đủ được cho là của Samsung Galaxy Fold 2 cho thấy một số nâng cấp lớn.