Tại sao iPhone 15 Series không "hồi sinh" Touch ID?
Kể từ năm 2017, iPhone cao cấp đã không còn cảm biến vân tay Touch ID. Vậy lý do đằng sau việc này là gì?
Năm nay, dòng iPhone 15 có khá nhiều nâng cấp ấn tượng. Từ cổng USB-C và trải nghiệm Dynamic Island nâng cấp cho đến khung titan dành cho cặp iPhone Pro, đây sẽ là một năm tuyệt vời đối với iPhone mới. Tuy nhiên, iPhone 15 Series vẫn đang bỏ lỡ một thứ: Touch ID.
Ảnh concept iPhone 15 Pro.
Máy quét dấu vân tay của Apple đã không còn trên các iPhone kể từ khi iPhone X ra mắt vào năm 2017. Lý do được đưa ra là Apple đã phát triển Face ID, mở ra khả năng xác thực an toàn hơn đáng kể, Touch ID hoàn toàn không cần thiết. Đồng thời, chi tiết này cũng tiết kiệm không gian bên trong điện thoại, có thể được sử dụng cho những thứ khác.
Nhưng ngay cả khi các nhà sản xuất điện thoại Android chuyển sang sử dụng máy quét dấu vân tay ẩn dưới màn hình hoặc tích hợp trong nút nguồn, iPhone vẫn ngoan cố không “hồi sinh” chi tiết này. Do đó, thế hệ iPhone 15 cũng sẽ không có Touch ID. Điều này gây thất vọng cho những ai trông chờ vào sự xuất hiện của Touch ID.
Face ID khó xử hơn nhiều so với máy quét dấu vân tay
Thực tế, Face ID không có sự tiện lợi của máy quét dấu vân tay.
Hiện tại, người dùng chỉ cần nhìn vào Face ID và vuốt lên để mở khoá hoặc xác thực sinh trắc. Nhưng thao tác này luôn có độ chậm, đặc biệt là vì Face ID được thiết kế để chỉ hoạt động khi người dùng chủ động nhìn vào điện thoại. Khi người dùng nhắm mắt lại, rời mắt khỏi màn hình hoặc thiếu tập trung, iPhone sẽ không mở khóa.
Nhiều năm nay, dòng iPhone cao cấp đã loại bỏ Touch ID.
Khi người dùng ở điều kiện thiếu sáng, mới ngủ dậy hoặc đeo kính, việc sử dụng máy quét vân tay trong màn hình sẽ nhanh và tiện lợi hơn.
Touch ID và Face ID có thể cùng tồn tại
Face ID ra mắt vào thời điểm khi cảm biến vân tay trong màn hình mới chỉ là một ý tưởng trên giấy. Nhưng 6 năm sau, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Không chỉ phân khúc cao cấp, cảm biến vân tay trong màn hình đã có sẵn trên hầu hết mọi điện thoại phổ thông.
Mặt khác, máy quét vân tay tích hợp trong phím nguồn đã được Apple áp dụng cho các mẫu iPad khác nhau. Face ID chỉ dành riêng cho dòng iPad Pro và nút home đã bị loại bỏ. Vì vậy, chỉ các mẫu iPad rẻ hơn vẫn còn nút home và Touch ID.
Touch ID đã có trên nhiều mẫu iPad.
Thực tế, với tiềm năng công nghệ của mình, “Nhà Táo” hoàn toàn có thể cung cấp 2 tuỳ chọn bảo mật cho iPhone: Face ID và Touch ID. Đặc biệt là khi Apple đã ra mắt Dynamic Island và khu vực này có thể tích hợp thêm các bộ phận khác ngoài cảm biến máy ảnh.
Chính Apple có thể đưa ra số liệu thống kê về Face ID và mức độ an toàn của công cụ này so với Touch ID từng có. Dù vậy, bất cứ phương thức xác thực sinh trắc học nào, bao gồm Face ID và Touch ID đều có thể bị ghi đè bởi một người dùng sử dụng mật mã.
Tạm kết
Apple từ lâu đã có cách thức hoạt động theo một hương riêng. Đó là lý do tại sao cổng kết nối Lightning vẫn tồn tại quá lâu trong quá trình phát triển của USB-C và đây là lý do Touch ID đã vắng bóng trên iPhone quá lâu.
Hiện tại, nhiều nhu cầu về Touch ID để quay trở lại. Nhưng liệu Apple có quan tâm hay không lại là một vấn đề khác, đặc biệt là khi công nghệ Face ID đã hoạt động khá tốt trong vài năm qua.
Tất nhiên, “Táo Khuyết” hoàn toàn có thể khiến iFan bất ngờ tại sự kiện tháng 9 khi giới thiệu dòng iPhone 15. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin về các sản phẩm này trong thời gian tới.
Đây là mức giá thấp nhất của model này kể từ khi ra mắt và là chiếc iPhone mất giá nhanh nhất sau khoảng 9 tháng ra mắt.
Nguồn: [Link nguồn]