Tại sao Apple không bao giờ tạo ra một chiếc iPhone 2?
Vào năm 2008, Apple đã phát hành iPhone thế hệ thứ hai, tuy nhiên sản phẩm này không được gọi là iPhone 2 khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.
Kể từ khi ra mắt iPhone đầu tiên vào năm 2007, Apple đã liên tục phát hành ít nhất một mẫu iPhone mỗi năm, nhưng cách đặt tên cho iPhone của công ty lại không phải lúc nào cũng dễ hiểu và dễ dự đoán. Đó là lý do tại sao mặc dù đã có iPhone thế hệ thứ hai nhưng nó không được gọi là iPhone 2.
Chiếc iPhone đầu tiên được cố CEO Apple Steve Jobs công bố tại Macworld 2007, và sự kiện này mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành điện thoại di động. Hồi đó, Apple gọi thiết bị này đơn giản là “iPhone” và giao diện đồ họa người dùng (GUI) là “iPhone OS”. Khi iPhone thế hệ thứ hai được giới thiệu vào năm 2008, nó là một sự thay thế trực tiếp cho iPhone đời đầu nhưng có một cái tên sáng tạo.
Trong lịch sử, Apple đã sử dụng những con số tăng dần để ghi nhận những cải tiến trên các phiên bản iPhone, tuy nhiên đã có những thời điểm mọi thứ lại đi theo hướng khác. Apple sử dụng “S” để ghi nhận các phiên bản nâng cấp, trong khi “C” cho màu sắc, cũng như “Plus” để mô tả kích thước lớn. Gần đây, công ty đã thêm tùy chọn “Pro” và “mini” để chỉ định kích thước và bộ tính năng cao cấp. Vào năm 2017, công ty cũng phát hành iPhone X để kỷ niệm 10 năm ra đời của iPhone. Trong nỗ lực đó, Apple đã hoàn toàn bỏ qua iPhone 9, vì vậy sự vắng mặt của iPhone 2 vào năm 2008 không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Thay vì iPhone 2, Steve Jobs đã đến sân khấu Macworld 2008 để ra mắt iPhone 3G, sản phẩm mang đến một loạt tính năng hấp dẫn. Việc Apple sử dụng tên iPhone 3G bắt nguồn từ việc trang bị dải ăng-ten 3G, nơi Apple tuyên bố đã giúp cung cấp kết nối nhanh gấp đôi so với tiền hiệm của nó. Tên gọi này có ý nghĩa vào thời điểm đó vì iPhone ban đầu thường được gọi là iPhone 2G. Phần mềm bên trong iPhone 3G cũng được thiết kế lại để tự động chuyển đổi giữa các tùy chọn mạng nhằm duy trì tốc độ.
Bên cạnh đó, iPhone 3G cũng mang lại một số tính năng chính, bao gồm hỗ trợ cho MobileMe - một dịch vụ dựa trên đám mây cuối cùng được gọi là iCloud. Thậm chí vào năm 2008, dịch vụ này còn cho phép người dùng đồng bộ dữ liệu quan trọng như tài khoản email và lịch giữa iPhone và Mac của họ. Nó cũng hỗ trợ thông báo đẩy - vốn là tính năng quan trọng hiện nay.
Việc đặt tên thiếu nhất quán của Apple tiếp tục với phiên bản iPhone 3GS ra mắt vào năm 2009. Bản nâng cấp sau đó là iPhone 4 mang đến ngôn ngữ thiết kế có nhiều nét tương tự các iPhone cao cấp hiện đại. Với sự ra đời của iPhone 4, cách đặt tên trở nên dễ đoán hơn, với các bản mới được đặt tên số và bản cập nhật nhỏ hơn được đánh dấu S. Kể từ sau khi iPhone 7 ra đời, Apple chỉ một lần sử dụng hậu tố S trên dòng sản phẩm của mình khi ra mắt iPhone XS vào năm 2018.
Sau khi iPhone 11 được ra mắt vào năm 2019, cái tên các mẫu iPhone trở nên dễ dự đoán hơn khi nó tiếp tục được duy trì các năm tiếp theo là iPhone 12 và iPhone 13. Nhiều khả năng iPhone 14 sẽ là tên gọi tiếp theo của dòng sản phẩm từ Apple.
Apple đã thông báo rằng họ có kế hoạch mua nhôm không carbon từ Elysis để sử dụng cho iPhone SE tương lai.
Nguồn: [Link nguồn]