Sony Ericsson P910 - điện thoại Symbian hỗ trợ cảm ứng kỳ lạ
Sony Ericsson P910 là chiếc điện thoại ra mắt năm 2004, chạy Symbian với giao diện người dùng lạ lẫm UIQ, hay còn gọi là User Interface Quartz.
P910 được Sony Ericsson ra mắt trước khi Nokia giới thiệu Series 60 với giao diện người dùng cảm ứng. Trong khi có khá nhiều ứng dụng cài sẵn nhưng không có cửa hàng ứng dụng, vì vậy việc tìm kiếm ứng dụng mở rộng khả năng hoạt động của máy không phải là dễ dàng. Đó là điện thoại có bàn phím QWERTY vật lý, với bên trong nắp gập có bàn phím QWERTY ba hàng.
Điện thoại có kích thước rộng 58mm nên các phím khá chật chội, không hỗ trợ tự điền và thậm chí kiểm tra chính tả để tăng tốc mọi thứ. May mắn là bàn phím vật lý nên tốc độ gõ khá tốt. Một giải pháp thay thế là sử dụng màn hình cảm ứng và bút cảm ứng có chức năng nhận dạng văn bản. Nhưng theo kinh nghiệm của một số người chia sẻ, việc sử dụng phím cảm ứng trên P910 là không có độ chính xác cao.
Nếu dựa vào giao tiếp dựa trên văn bản liên tục, có thể là SMS hoặc email, bàn phím ảo trên P910 sẽ biến thành QWERTY trên màn hình trong trình soạn thảo văn bản. Do màn hình hiển thị nhỏ và tính chất không chính xác của cảm ứng điện trở nên việc gõ chữ riêng lẻ bằng bút cảm ứng bị giới hạn, đặc biệt khi nó không hỗ trợ hai ngón tay (do không hỗ trợ đa điểm).
Một tính năng thú vị của P910 là kết nối Bluetooth tiên tiến khi xem xét vào đầu những năm 2000. Chúng có thể kết nối bàn phím Bluetooth và sử dụng bàn phím đó để gõ trên màn hình rộng 2,9 inch. Điều này sẽ rất hữu ích cho các công việc nhập văn bản do các hạn chế đã nói trước đó.
Chạy trên hệ điều hành Symbian 7.0, P910 không phải là tuyệt vời trong việc xử lý đa nhiệm. Người dùng có thể đặt 5 phím tắt ở hàng trên cùng và sử dụng chúng để chuyển đổi giữa 5 ứng dụng đó một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với tất cả phần còn lại, người dùng phải đi qua ngăn kéo ứng dụng. Theo mặc định, nó là một danh sách có phông chữ nhỏ được thiết kế để sử dụng với bút cảm ứng, nhưng người dùng có thể chuyển sang chế độ có lưới biểu tượng 2x3, thân thiện với ngón tay hơn rất nhiều, nhưng các nút lên/xuống ở góc vẫn rất nhỏ và hầu như không thể sử dụng được trừ khi người dùng cố gắng dùng móng tay nhấn vào chúng.
Có một số biểu tượng ở hàng dưới cùng cho phép chuyển đổi một số điều khiển điện thoại mà không cần rời khỏi ứng dụng hiện đang hoạt động. Nó không hoàn toàn là một khu vực thông báo nhưng ít nhiều mở ra điều đó. Các nút điều khiển này khá nhỏ và khó nhấn bằng ngón tay, đặc biệt khi nhìn vào những gì mà iOS sau đó làm được.
May mắn là P910 có cấu hình tốt khi trang bị bộ nhớ trong 64 MB đi kèm bộ nhớ mở rộng MemoryStick Duo 32 MB. Cần nhớ rằng đó là thông số của năm 2004 nên không thể kỳ vọng hàng trăm GB dữ liệu như hiện nay. Điện thoại hỗ trợ phát âm thanh MP3, mặc dù cổng độc quyền hạn chế lựa chọn tai nghe có thể sử dụng. Điện thoại cũng có thể phát video MP4, hoạt động đủ tốt trên màn hình tỷ lệ 4,6:9 của nó. Đây là màn hình độ phân giải 208 x 320 pixel, tuy không sắc nét nhất nhưng vẫn ổn định khi xem xét dung lượng lưu trữ.
Ở mặt sau điện thoại trang bị camera VGA độ phân giải 630 x 480 pixel, tức khoảng 1/3 megapixel. Đã gần hai thập kỷ trôi qua, đó là một con số thấp hơn rất nhiều so với camera hiện nay. Máy ảnh được sử dụng ở hướng dọc và có một nút chuyên dụng ở bên cạnh. Nhấn nó một lần để khởi chạy ứng dụng Camera và một lần nữa để chụp ảnh. Hoặc người dùng cũng có thể sử dụng các điều khiển trên màn hình.
Máy ảnh có một số chế độ (tự động, ngoài trời, trong nhà,...) cùng với các cài đặt trước để chụp ảnh và quay video MMS. Vì tin nhắn MMS bị giới hạn chỉ vài chục kilobyte (KB) nên ảnh và video cần phải nhỏ hơn. Bên cạnh phím chụp ảnh chuyên dụng, người dùng cũng có thể sử dụng phím này để tùy chỉnh cho chạy một ứng dụng mà mình chọn, điều khá tiện dụng.
Khi nói về internet, P910 là điện thoại chỉ có 2G. Và ngay cả khi khu vực vẫn có dịch vụ 2G, việc các trang web hiện nay đã chuyển sang giao thức bảo mật HTTPS khiến P910 không thể xử lý. Nó chỉ có thể kết nối với một số trang web với kết nối GPRS khá chậm, mất tới 30 giây để tải một trang web tương đối đơn giản.
Vào thời hoàng kim, Sony Ericsson P910 là một vũ khí lợi hại của quân đội Thụy Sĩ - nó có các công cụ để nhắn tin, làm việc văn phòng, duyệt web, chụp ảnh và thứ khiến smartphone tốt hơn điện thoại phổ thông, đó là khả năng dễ dàng thêm các công cụ mới bằng cách cài đặt ứng dụng.
Tất nhiên, giờ đây P910 đã quá cũ và gần như đủ để bỏ đi. Tuy nhiên, với những ai đã từng sở hữu thiết bị thì không thể quên chiếc điện thoại này. Phần cứng ấn tượng đối với thời đại của nó, phần mềm cũng phù hợp với thời đại. Phong cách đồ họa với các yếu tố 3D ảo cũng là một bước tiến mà Sony đã mang lại.
Nguồn: [Link nguồn]
Google là một trong số những nhà sản xuất smartphone chưa tung ra sản phẩm gập lại, tuy nhiên điều này có thể sắp thay đổi.