Smartphone Xiaomi đã thay đổi diện mạo sao sau 10 năm
Trong những năm gần đây, điện thoại Xiaomi không chỉ trở nên tốt hơn về mặt hiệu suất mà chúng còn trở nên đẹp hơn.
Từ bề mặt cong bốn cạnh đến toàn màn hình, từ thép không gỉ đến gốm và trong suốt, điện thoại Xiaomi đã dần áp dụng phong cách thiết kế trưởng thành. Hãy cùng điểm qua những nét mà Xiaomi đã làm suốt trong 10 năm phát triển smartphone của mình.
Tất cả vẫn là cảm giác cầm nắm tốt nhất
Từ Mi 1 đến Mi 10, mỗi thế hệ đều không ngừng tối ưu hóa khả năng cầm nắm. Để tối ưu hóa cảm giác tay, Xiaomi chưa bao giờ dừng lại. Trên điện thoại Xiaomi, sự tròn trịa và sang trọng luôn là điểm chính xuyên suốt thiết kế.
Với Mi đầu tiên, nó có chiều rộng thân máy 63 mm và mặt sau nằm gọn trong lòng bàn tay. Mi 2 áp dụng thiết kế khung viền hẹp hơn trên cơ sở của thế hệ trước, và chiều rộng toàn bộ máy đạt 62 mm giúp dễ dàng cầm nắm hơn.
Bắt đầu với Mi Note, điện thoại Xiaomi đã giới thiệu thiết kế thân kính 3D. Hình dạng hyperboloid không chỉ làm giảm độ dày thị giác mà còn giúp việc cầm nắm ở các cạnh thoải mái hơn. Mi 5 đã được nâng cấp nhiều hơn trên nền tảng của Mi Note. Vòng eo của thân máy đã được định hình lại với độ cong cạnh trở nên lớn hơn. Hai chất liệu kính và kim loại chuyển trên đường cong mượt mà hơn, vừa lòng bàn tay.
Phiên bản tiếp theo của Mi 6 đã phát triển trở lại trên cơ sở thiết kế hyperboloid và nâng cấp lên thân máy bốn cạnh cong. Thiết kế này đã được tiếp tục trên Mi 8. Nhưng khi màn hình ngày càng “bự hơn”, rõ ràng việc định hình lại đường cong của mặt sau như trên Mi 9 là điều cần thiết, nơi Xiaomi đã tạo ra một bề mặt bao gồm toàn bộ các đường cong thông qua một đường cong tròn liên tục. Kết quả là, thiết kế toàn thân cong đã được tiếp tục trên Mi 10 Ultra khiến toàn bộ điện thoại có cảm giác bo tròn như một viên đá cuội.
Từ kim loại đến kính, từ kính đến gốm
Vật liệu thân máy được sử dụng trong smartphone gần như đã trải qua ba thế hệ thay đổi bằng nhựa polycarbonate, kim loại và kính.
Lần đầu tiên, Mi 4 đưa các yếu tố kim loại vào thiết kế thân máy, sử dụng thép không gỉ Austenit 304 cực kỳ khó gia công. Sau hàng chục quy trình như dập, rèn định hình, gia công chính xác CNC, phun cát tráng men, nhuộm màu PVD,… lên đến… 32 giờ xử lý, tấm thép 309g cuối cùng được cô đặc lại thành khung thép không gỉ 19g ở giữa. Đối với nắp lưng, Mi 4 cũng sử dụng thiết kế vân lưới, xử lý 9 lớp và chuyển giao công nghệ trong phim. Đồng thời, nhiều loại chất liệu như tre, da, vân đá,… đều có thể thay thế nắp lưng.
Mi Note sau này sử dụng sự kết hợp của kính cong trước và sau + khung hợp kim nhôm. Mặt sau sử dụng kính cong 3D. Hình này được khắc bằng máy gia công CNC, đánh bóng 6 lần, nung nóng trước bốn lần, sau đó được tạo hình bằng ba lần ép nóng ở nhiệt độ cao trên 700° C để tạo thành một đường cong phía sau khá thanh lịch.
Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp cũng thường áp dụng thiết kế thân kim loại ba phần, nhưng dù sao thì khung kim loại + mặt lưng kính vẫn là giải pháp chủ đạo cho ngoại hình smartphone.
Ấn tượng hơn nữa là Xiaomi Mi 5 Premium Edition, sử dụng một quy trình phức tạp hơn, nén mặt lưng bằng gốm xuống 0,35mm và trọng lượng chỉ còn 10g giúp thân máy mỏng và nhẹ hơn. Việc sử dụng gốm rất khó và tốn kém. Vào thời điểm đó, tỷ lệ sản lượng của phiên bản gốm rất thấp nhưng ít nhiều đã tạo nên cơ sở để Xiaomi tiếp tục khám phá đưa gốm và tạo nên sự nhận dạng riêng cho điện thoại của hãng.
Trong số này, Mi MIX ấn tượng nhất khi có thiết kế thân máy hoàn toàn bằng gốm. Chúng lấy cảm hứng từ công nghệ cấu trúc truyền thống của Trung Quốc và áp dụng một cách sáng tạo nó để đưa vào điện thoại. Thậm chí, công ty còn phối hợp với các chuyên gia để “tô màu” cho vật liệu gốm để điện thoại hấp dẫn hơn nhiều, vừa tạo vẻ ngoài trang nhã nhưng lại mang phong cách doanh nhân cao cấp.
Và đừng quên những sản phẩm đặc biệt
Xiaomi cũng đã tung ra một số phiên bản được thiết kế đặc biệt. Một số trong số chúng đại diện cho kỹ thuật thủ công tiên tiến và cực đoan vào thời điểm đó, trong khi một số đại diện cho việc liên tục khám phá những công nghệ chưa biết. Ví dụ Mi 6 Bright Silver Discovery Edition có bốn mặt kính cong có kết cấu như gương và được tích hợp với ánh kim loại của khung kim loại thép không gỉ. Mi 10 Ultra sử dụng công nghệ hiện đại để tái hiện phiên bản màu bạc sáng cho người dùng. Mi 8 Explorer Edition là phiên bản đầu tiên có thiết kế trong suốt làm lộ rõ thiết kế chính xác bên trong điện thoại qua lớp kính trong suốt.
Phiên bản độc quyền trong suốt của Xiaomi Mi 9 ra mắt vào năm sau áp dụng phong cách thiết kế khoa học viễn tưởng mới. Hình dạng pin có kết cấu Kevlar, cuộn dây sạc không dây, logo Snapdragon 855 và các thành phần tiên tiến khác nằm trong thân máy trong suốt.
Dám thể hiện vẻ đẹp nội tâm là biểu hiện của sức mạnh và sự tự tin. Là một phiên bản đặc biệt, Mi 10 Ultra không thể bỏ lỡ một thiết kế trong suốt, là sự kết hợp các hoa văn trang trí với các thành phần bên trong của smartphone, đồng thời xử lý thiết kế bên trong của điện thoại theo các tiêu chuẩn ngoại hình nghiêm ngặt.
Rõ ràng thập kỷ qua là một thập kỷ luôn sẵn sàng cải tiến công nghệ smartphone của Xiaomi. Công ty này không bao giờ ngại thử nghiệm và mang đến những công nghệ mới. Đây là hãng đầu tiên thiết kế smartphone bằng gốm sứ; đây là hãng đầu tiên mang mặt sau màu bạc tráng gương cho điện thoại của mình; và đó cũng là một trong số những hãng đầu tiên sử dụng tấm nền trong suốt. Theo nghĩa này, Mi 10 Ultra không chỉ là sự hồi tưởng và kế thừa thiết kế cổ điển của 10 năm trước mà còn là trí tưởng tượng vô hạn về công nghệ smartphone trong tương lai.
Xiaomi đã được biết đến là nhà sản xuất ra những chiếc smartphone tiết kiệm chi phí như một số nhà sản xuất khác....
Nguồn: [Link nguồn]