Sau Huawei, đến lượt sản phẩm Apple bị cấm vì lo ngại theo dõi bí mật
Lệnh cấm của Nga đối với các thiết bị Apple khiến giới công nghệ nhớ tới lệnh cấm của một quốc gia đối với một nhà sản xuất khác.
Cách đây vài năm, Chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm với các sản phẩm công nghệ đến từ nhà sản xuất Huawei do lo ngại các sản phẩm này sẽ theo dõi các thành viên của chính phủ.
Mới đây, phía Nga cũng đã cấm các các quan chức chính phủ sử dụng các sản phẩm công nghệ của Apple. Theo Financial Times, Bộ Thương mại Nga sẽ cấm sử dụng điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, máy Mac và các thiết bị Apple khác cho mọi mục đích liên quan đến công việc.
iPhone 14 Pro.
Bên cạnh Bộ Thương mại, các cơ quan khác của Nga như Bộ Viễn thông và Truyền thông cũng đang trong quá trình phát triển các lệnh cấm tương tự, áp dụng cho tất cả các thiết bị của Apple. Chính phủ sẽ cho phép sử dụng các sản phẩm của Apple cho mục đích cá nhân, miễn không liên quan tới công việc.
Vào đầu tháng trước, Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga cho biết đã phát hiện ra một "hoạt động gián điệp của các cơ quan tình báo Mỹ" xoay quanh hàng nghìn chiếc iPhone. FSB cho biết, Apple đã làm việc với tình báo tín hiệu của Mỹ để "lây nhiễm" các thiết bị iPhone này bằng phần mềm giám sát các cuộc hội thoại. Mặc dù FSB không có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh nhưng điều này không ngăn cản cơ quan an ninh Nga đưa ra lệnh cấm trên.
Phía “Táo Khuyết” nhanh chóng tuyên bố: "chưa bao giờ làm việc với bất kỳ chính phủ nào để xây dựng một cửa hậu vào bất kỳ sản phẩm nào của Apple." Apple đã vô hiệu hóa Apple Pay ở Nga khi nổ ra những vấn đề giữa Nga - Ukraine và sau đó ngừng bán sản phẩm của mình ở Nga.
Sau đó, Chính phủ Nga tìm cách hoàn toàn tự chủ về phần cứng và phần mềm trong nước. Năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho các doanh nghiệp liên quan đến "cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng" chuyển sang sử dụng phần mềm do Nga phát triển vào năm 2025.
iPhone liệu có dễ được thay thế?
Đầu năm nay, một công ty con của công ty công nghiệp quốc phòng Nga có tên là Rostec đã phát triển điện thoại thông minh AYYA T1. Đây là sản phẩm thay thế cho iPhone ở Nga và trong số 5.000 chiếc được sản xuất, chỉ 905 chiếc – tương đương với 18% được bán cho người tiêu dùng Nga. Các nhà bán lẻ trong nước đã phải giảm giá thiết bị này xuống còn 11.000 rúp (140 USD – 3,3 triệu đồng) hoặc bán hòa vốn.
Điện thoại do Nga sản xuất, thay thế cho iPhone.
Việc Apple phủ nhận mở “cửa hậu” cho bất kỳ sản phẩm nào của công ty khá giống với những lời phủ nhận trước đây của Huawei. Và việc FSB thiếu bằng chứng về các sản phẩm của Apple cho thấy phía Mỹ cũng thiếu bằng chứng về việc các thiết bị Huawei thu thập dữ liệu và gửi đến Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Huawei chưa bao giờ làm bất cứ điều gì bất hợp pháp. Hiện vẫn không có cáo buộc nào liên quan đến việc sử dụng “cửa hậu” để do thám Mỹ.
Ngay cả khi không có bằng chứng, lệnh cấm vẫn được áp dụng bởi vì các chính phủ liên quan không thể chấp nhận được việc thông tin sẽ bị phát hiện và sử dụng để chống lại họ.
Liệu chiếc smartphone cao cấp - iPhone 15 Pro có đáng để để người dùng iPhone 13 Pro nâng cấp hay không?
Nguồn: [Link nguồn]