Sau 5 năm trở lại, Nokia có thành công không?

5 năm trôi qua, HMD Global đã đưa thương hiệu điện thoại Nokia trở lại nhưng chủ yếu ở phân khúc tầm trung.

Rất ít thương hiệu có thể vượt lên trên chủ nghĩa tiêu dùng nhưng có một thương hiệu đã làm được điều này - Nokia. Điện thoại Nokia đã trở thành huyền thoại trước khi smartphone thống trị thế giới cho đến khi bị bán cho Microsoft vào năm 2013. Tuy nhiên, Microsoft đã phải đóng cửa hoạt động kinh doanh smartphone vào ngay đầu năm 2016.

Nokia 5.4.

Nokia 5.4.

Sau đó, HMD Global đã sở hữu thương hiệu điện thoại Nokia, với hy vọng khai thác nỗi nhớ về chiếc điện thoại di động đầu tiên. 5 năm trước, vào ngày 1/12/2016, HMD đã công bố kế hoạch khởi chạy lại thương hiệu Nokia và trở thành một thành viên quan trọng trong bối cảnh điện thoại thông minh toàn cầu. Công ty đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc xây dựng chương tiếp theo của Nokia với “những chiếc điện thoại Nokia đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn”.

Tại Triển lãm di động toàn cầu - MWC 2017 ở Barcelona (Tây Ban Nha), HMD Global đã giới thiệu 4 chiếc điện thoại Nokia mới. Với Nokia 3310, Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6, công ty hy vọng sẽ lấn sân sang dòng điện thoại phổ thông và phân khúc tầm trung. Những chiếc điện thoại này đem lại trải nghiệm tối giản và cổ điển của Nokia, kết hợp với hệ điều hành Android gốc và hứa hẹn cập nhật nhanh chóng.

Điện thoại Nokia.

Điện thoại Nokia.

Vào năm 2017, ngành công nghiệp điện thoại thông minh vẫn đang vật lộn với phần mềm cồng kềnh và không có khả năng cung cấp các bản cập nhật kịp thời. Lời hứa của HMD về các bản cập nhật nhanh chóng và trải nghiệm người dùng “sạch sẽ” đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người hâm mộ cũng như giới công nghệ.

5 năm trôi qua và Nokia đã trở thành một nỗi thất vọng lớn. HMD Global đã trở thành một ví dụ khác về việc hứa hẹn quá nhiều và cung cấp quá ít. Phần cứng ít cập nhật, sự hỗ trợ phần mềm ngày càng giảm và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã vẽ nên một viễn cảnh ảm đạm cho điện thoại Nokia.

Tinh khiết, an toàn và không thường xuyên cập nhật

Yếu tố chính đằng sau sự phấn khích ban đầu đối với việc hồi sinh Nokia của HMD Global là việc công ty lựa chọn tham gia chương trình Android One. Về cơ bản, chương trình đảm bảo một hệ điều hành sạch sẽ, không bị phình cũng như cập nhật phần mềm nhanh chóng. Thực tế, HMD đã cố gắng theo kịp các bản vá bảo mật hàng tháng và nâng cấp phiên bản trong một thời gian. Tuy nhiên, lời hứa đó không kéo dài.

Nokia 5.3.

Nokia 5.3.

Ngoài việc chậm trễ cập nhật, các bản nâng cấp phần mềm do HMD phát hành còn có lỗi. Ví dụ như Nokia 8.3, bản cập nhật đã làm tê liệt ứng dụng camera và thậm chí làm mất kết nối mạng đối với một số người dùng. Trong khi đó, người dùng Nokia 5.3 liên tục phàn nàn về khả năng cuộn và phản hồi bàn phím kém sau bản cập nhật Android 11.

Niềm tin chỉ có thể được khôi phục thông qua các phương pháp phát triển phần mềm tốt hơn và cho đến nay, HMD vẫn chưa cho thấy thay đổi nào. Trên thực tế, tình hình trở nên tồi tệ hơn - thay vì cập nhật Nokia 9 PureView, công ty yêu cầu người dùng nên mua một chiếc điện thoại mới.

Những chiếc flagship ở đâu?

Những điện thoại tầm trung có thể giúp các thương hiệu bành trướng nhưng những chiếc flagship đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy. Một chiếc điện thoại thông minh sáng tạo, đáng mơ ước chính là "chìa khoá" quảng cáo và thu hút sự chú ý của mọi người. Phải đến tận năm 2018, HMD mới giới thiệu một chiếc điện thoại như vậy.

Nokia 9 PureView.

Nokia 9 PureView.

Nokia 9 PureView được thiết kế với mục đích đẩy mạnh phong cách chụp ảnh trên điện thoại thông minh. Công ty đã chuyển đổi công nghệ của Lytro Illum để chế tạo điện thoại thông minh. Chiếc flagship này sử dụng 5 camera khác nhau để đạt được khả năng điều chỉnh tiêu cự sau khi chụp - một tính năng không được chú ý. Tệ hơn nữa, điện thoại không chụp ảnh tĩnh xuất sắc.

Được định vị lại là một điện thoại phiên bản giới hạn, Nokia 9 PureView không thể đứng vững trước các lựa chọn thay thế như Galaxy S10 và Huawei P30. Hơn nữa, hệ thống camera penta lại thiếu ống kính siêu rộng hoặc ống kính tele. Chưa hết, điện thoại được cung cấp sức mạnh bởi một chip cũ và bị tối ưu hóa phần mềm tồi tệ.

Hai năm kể từ khi ra mắt Nokia 9 Pureview, HMD Global vẫn chưa đưa ra một chiếc điện thoại cao cấp nào khác. Thay vào đó, công ty đang tăng gấp đôi việc hồi sinh các điện thoại tính năng cổ điển, ví dụ như Nokia 3310. Công ty đã xuất xưởng gần 11 triệu điện thoại phổ thông trong quý 1/2021.

Phần mềm không thể bù đắp phần cứng mờ nhạt

So với điện thoại của Xiaomi hoặc Realme, các sản phẩm của HMD Global thường đắt hơn đáng kể. Tuy nhiên, theo truyền thống, công ty đã biện minh cho điều này bằng cách hứa hẹn một trải nghiệm không có quảng cáo và cập nhật nhanh chóng. Và tất nhiên, chúng không bù đắp được thông số kỹ thuật và tối ưu hóa phần mềm kém.

Nokia XR20.

Nokia XR20.

HMD cố gắng tập trung vào trải nghiệm không có quảng cáo hơn là mang đến cho khách hàng những gì họ muốn. Công ty chỉ xuất xưởng 2 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý 1/2021. Những phát triển gần đây đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Trong nhiều năm, HMD đã liên tục tung ra dòng X, G và C thậm chí còn gây thất vọng hơn.

Nhiều fan hâm mộ lâu năm của Nokia tỏ ra khá thất vọng khi thấy HMD Global lãng phí tiềm năng và trách nhiệm đi kèm với việc quản lý một thương hiệu mang tính biểu tượng. Việc xây dựng một chiếc điện thoại không hề dễ dàng nhưng quả thực công ty chưa nỗ lực hết sức cho chúng. Và việc HMD không thể cung cấp các bản cập nhật cho một trong những sản phẩm nổi bật của mình chỉ cho thấy sự coi thường khách hàng một cách rõ ràng.

Nói cách khác, sau 5 năm, HMD Global vẫn chưa đem lại phép màu đủ sức “hồi sinh” thời kỳ huy hoàng của điện thoại Nokia từng có.

Nokia Suzume độc lạ tiếp tục lộ cấu hình ”ngon”

Chiếc smartphone đặc biệt mang tên Nokia Suzume bất ngờ lộ hàng loạt thông số kỹ thuật trên trang kiểm tra hiệu năng Geekbench.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Vy ([Tên nguồn])
Điện thoại Nokia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN